Biểu trưng phi trực quan

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (TS NGUYỄN văn TIẾN ) (Trang 83 - 85)

CHƯƠNG 3 VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

3.2.2. Biểu trưng phi trực quan

Là những biểu hiện văn hoá doanh nghiệp bao gồm ba nhóm cơ bản: giá trị, thái độ, niềm tin và lý tưởng.

Giá trị

Là khái niệm phản ánh nhận thức của con người liên quan đến chuẩn mực đạo đức mà họ cho rằng cần phải thực hiện. Giá trị trong văn hóa doanh nghiệp được các thành viên tiếp thu sẽ trở thành chuẩn mực, thước đo cho các hành vi. Với

những doanh nghiệp đánh giá cao tính trung thực, nhất quán và sự cởi mở thì nhân viên sẽ hiểu rằng họ cần hành động một cách trung thực, kiên định, thẳng thắn.

Thái độ

Được định nghĩa là thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo cách nhất quán mong muốn hoặc không quan tâm đối với sự vật, hiện tượng.

Thái độ của con người tương đối ổn định và có ảnh hưởng nhất định đến hành động, luôn cần sự phán xét dựa trên cảm giác, tình cảm. Như vậy, thái độ là nhận thức phát triển ở mức độ cao hơn, trong đó thể hiện chiều hướng chuyển hóa dần các giá trị và triết lý của văn hóa doanh nghiệp thành giá trị, triết lý hành động của cá nhân. Thái độ là sự gắn kết niềm tin với giá trị thông qua tình cảm, được định hình theo thời gian từ những phán xét và khuôn mẫu thay vì từ sự kiện cụ thể. Thái độ của con người tương đối ổn định và ảnh hưởng lâu dài đến động cơ.

Niềm tin

Là khái niệm nhận thức của con người về vấn đề đúng - sai. Niềm tin luôn chứa đựng giá trị và triết lý đã nhận thức nhưng ở cấp độ cao hơn. Niềm tin là giá trị được hình thành một cách bền vững về cách thức hành động hoặc trạng thái nhất định.

Chẳng hạn người lãnh đạo của doanh nghiệp tin rằng tăng năng suất là cách để tăng lợi nhuận, khi đó niềm tin của người lãnh đạo trở thành niềm tin của cả doanh nghiệp thông qua quá trình nhận thức và các thành viên của doanh nghiệp sẽ nhìn nhận niềm tin này là giá trị cần tôn trọng, nghĩa là họ phải tìm giải pháp tăng năng suất khi thấy vấn đề xuất hiện. Nếu giải pháp của họ đúng trong quá trình giải quyết vấn đề thì mọi người sẽ dần chấp nhận giá trị này như quy tắc về sự vận động của thế giới. Vậy khi hành động trở thành thói quen và có hiệu quả, chúng sẽ chuyển hoá thành niềm tin và dần trở thành một phần lý tưởng của các thành viên trong doanh nghiệp.

Là khái niệm thể hiện niềm tin phát triển ở mức cao. Lúc này trạng thái tình cảm của con người không chỉ là sự tự giác và lòng nhiệt tình mà còn hơn thế nữa, là

sự sẵn sàng hy sinh và cống hiến. Đối với văn hóa doanh nghiệp “lý tưởng được

định nghĩa là sự vận dụng lý luận vào thực tiễn” (Schein, 1981; Argyris, 1976). Cách định nghĩa này nhấn mạnh sự chuyển hóa hoàn toàn những giá trị, triết lý thành ý nghĩa, giá trị cao cả, giúp con người cảm thông, chia sẻ và dẫn dắt họ trong nhận thức, cảm nhận trước sự vật, hiện tượng. Hơn thế nữa chúng còn có thể chuyển hóa thành động lực, hành vi cụ thể.

Lý tưởng khác với niềm tin ở chỗ:

- Lý tưởng được hình thành một cách tự nhiên và khó giải thích rõ ràng, còn

niềm tin thì hình thành một cách có ý thức và có thể xác định tương đối dễ dàng.

- Lý tưởng không thể đưa ra, diễn giải, tranh luận, đối chứng; còn niềm tin thì

có thể, vì vậy niềm tin có thể thay đổi dễ dàng hơn so với lý tưởng.

Lý tưởng được hình thành không chỉ từ niềm tin hay đức tin mà còn gồm cả những giá trị và cảm xúc của con người, còn niềm tin chỉ là trình độ nhận thức ở mức độ đơn giản hơn. Như vậy, lý tưởng đã nảy mầm trong tư duy, tình cảm của con người trước khi con người ý thức được.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (TS NGUYỄN văn TIẾN ) (Trang 83 - 85)