CÁC KHÍA CẠNH THỂ HIỆN CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1 Xét trong chức năng của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (TS NGUYỄN văn TIẾN ) (Trang 36 - 43)

NGHIÊN CỨU, TIẾP CẬN HÀNH VI VÀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

2.1.CÁC KHÍA CẠNH THỂ HIỆN CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1 Xét trong chức năng của doanh nghiệp

2.1.1. Xét trong chức năng của doanh nghiệp

2.1.1.1.Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực

Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động

Phân biệt đối xử là việc không cho phép một người nào đó được hưởng những lợi ích nhất định xuất phát từ định kiến về phân biệt như: chủng tộc, giới tính, tôn giáo, vùng miền, văn hóa, tuổi tác... Trong tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự thường xuất hiện tình trạng naỳ, quyết định của người quản lý dựa trên cơ sở phân biệt đối xử chứ không dựa vào năng lực của người lao động và như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Vấn đề đạo đức khác nữa trong tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng người lao động là phải tôn trọng quyền cá nhân riêng tư của họ. Để việc tuyển dụng đạt chất lượng, người quản lý phải thu thập đầy đủ mọi thông tin (có tiền án tiền sự không,

tình trạng sức khỏe, tài chính...) của người lao động nhưng không được can thiệp quá sâu vào đời tư của họ.

Sử dụng chất xám của chuyên gia nhưng không đãi ngộ xứng đáng với công sức đóng góp của họ cũng là vấn đề đạo đức mà các nhà quản lý cần quan tâm khi tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng lao động. Lợi nhuận của một doanh nghiệp và sự đóng góp của người lao động luôn có sự tương quan với nhau nên cần được xử lý một cách phù hợp với lợi ích đôi bên.

Đạo đức trong đánh giá người lao động

Hành vi hợp đạo đức của người quản lý là không được đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến mà phải dựa trên cơ sở họ thuộc một nhóm nào đó để xử sự và đánh giá thuộc về nhóm đó chứ không dựa vào đặc điểm của cá nhân ấy. Các nhân tố tạo điều kiện duy trì và phát triển định kiến là: quyền lực, hiềm khích, ganh ghét, thất vọng, tội lỗi và sợ hãi.

Người quản lý có thể sử dụng phương tiện kỹ thuật để giám sát và đánh giá người lao động nhưng việc sát này phải nhằm đánh giá đúng khách quan, công bằng về hiệu suất và năng lực làm việc của người lao động, nhằm đảm bảo bí mật thông tin của doanh nghiệp để phòng ngừa hay sửa chữa kịp thời những hành động đi ngược lại lợi ích doanh nghiệp của người lao động thì mới hợp đạo lý. Tuy nhiên, những thông tin thu thập được từ việc giám sát phải phục vụ cho doanh nghiệp; ngược lại, nếu sự giám sát nhằm vào những thông tin riêng tư hoặc chỉ phục vụ mục đích cá nhân, trù dập... thì không được chấp nhận về mặt đạo đức. Thêm nữa, sự giám sát nếu thực hiện không cẩn trọng và tế nhị có thể gây áp lực tâm lý bất lợi như căng thẳng, thiếu tự tin, thậm chí khiến người lao động không tin tưởng.

Đạo đức trong bảo vệ người lao động

Người lao động có quyền được làm việc trong môi trường an toàn, việc đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hoạt động có đạo đức nhất trong vấn đề bảo vệ người lao động. Còn vấn đề cung cấp trang thiết bị an toàn cho người lao động, chi

phí tập huấn và phổ biến về an toàn lao động... đôi khi cũng tốn kém nguồn lực và thời gian nên một số doanh nghiệp không giải quyết thấu đáo, dẫn đến người lao động gặp rủi ro, điều này rất đáng lên án về mặt đạo đức.

Người quản lý sẽ bị quy trách nhiệm không có đạo đức trong các trường hợp: - Không trang bị đầy đủ trang thiết bị an toàn cho người lao động, cố tình duy

trì các điều kiện nguy hiểm và không đảm bảo sức khỏe tại nơi làm việc. - Che giấu thông tin về mối nguy hiểm của công việc, làm ngơ trước một vụ

việc có thể dự đoán và phòng ngừa được.

- Bắt buộc người lao động thực hiện những công việc nguy hiểm mà không cho phép họ có cơ hội từ chối, bất chấp thể trạng, khả năng và năng lực của họ. - Không phổ biến kỹ quy trình, quy phạm sản xuất và an toàn cho người lao

động.

- Không thường xuyên kiểm tra thiết bị an toàn lao động để đề ra biện pháp khắc phục.

- Không thực hiện các biện pháp chăm sóc y tế và bảo hiểm.

- Không tuân thủ quy định của ngành, quốc gia, quốc tế về tiêu chuẩn an toàn.

2.1.1.2. Đạo đức trong hoạt động marketing

Marketing và phong trào bảo hộ người tiêu dùng

Marketing là hoạt động hướng dòng lưu chuyển hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Triết lý của marketing là thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, nhờ đó tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp và lợi ích của toàn xã hội. Nguyên tắc chỉ đạo của marketing là tất cả hoạt động thuộc lĩnh vực này đều phải định hướng vào người tiêu dùng vì họ là người phán xét cuối cùng việc doanh nghiệp thất bại hay thành công. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Người sản xuất có thế mạnh là kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết về sản phẩm để quyết định mọi việc liên quan khi đưa sản phẩm ra thị trường; còn người tiêu dùng thì ở thế bị động, họ thường xuyên bị tấn

công bởi các công cụ marketing hiện đại và hậu quả là phải chịu thiệt thòi lớn, sản phẩm không đảm bảo chất lượng... Vậy bất kỳ biện pháp marketing nào cung cấp thông tin mà dẫn đến quyết định sai lầm của người tiêu dùng thì đều bị coi là không hợp lệ về mặt đạo đức.

Các biện pháp marketing phi đạo đức

- Quảng cáo phi đạo đức: là việc lạm dụng quảng cáo từ phóng đại về sản phẩm và che giấu sự thật tới lừa gạt hoàn toàn.

Quảng cáo bị coi là phi đạo đức khi:

• Lôi kéo, nài ép, dụ dỗ người tiêu dùng ràng buộc với sản phẩm bằng những thủ thuật quảng cáo tinh vi, không cho người tiêu dùng cơ hội chuẩn bị, chống đỡ, lựa chọn hay tư duy bằng lý trí.

• Quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng niềm tin sai lầm về sản phẩm gây trở ngại cho người tiêu dùng trong việc ra quyết định lựa chọn tối ưu, dẫn người tiêu dùng đến quyết định lựa chọn lẽ ra họ không tiến hành nếu không có quảng cáo.

• Quảng cáo phóng đại vượt quá mức hợp lý có thể tạo nên trào lưu tiêu dùng sản phẩm đó, không đưa ra được những lý do chính đáng đối với việc mua sản phẩm, ưu thế của nó với sản phẩm khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Quảng cáo và bán hàng trực tiếp cũng có thể lừa dối khách hàng bằng cách che giấu sự thật trong một thông điệp.

• Quảng cáo đưa ra lời giới thiệu mơ hồ với những từ ngữ không rõ ràng khiến khách hàng phải tự hiểu thông điệp ấy. Những lời nói khôn ngoan này nhằm giúp nhà sản xuất tránh mang tiếng lừa đảo.

• Quảng cáo có hình thức khó coi, sao chép, làm mất đi vẻ đẹp của ngôn ngữ, cảnh quan thiên nhiên.

• Quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm như người nghèo, trẻ vị thành niên làm ảnh hưởng đến sự kiểm soát hành vi của họ và quảng cáo nhồi

nhét vào người tiêu dùng tư tưởng bạo lực, quyền thế là những quảng cáo mang theo sự xói mòn nền văn hóa.

- Bán hàng phi đạo đức:

• Bán hàng lừa gạt: sản phẩm được ghi “giảm giá”, “thấp hơn mức bán lẻ dự kiến”, “sản phẩm giới thiệu” cho bán đại trà hoặc giả vờ bán thanh lý. Tất cả những điều đó làm cho người tiêu dùng tin rằng giá của sản phẩm được giảm nhiều và quyết định mua.

• Bao bì và dán nhãn lừa gạt: sản phẩm được ghi loại “mới”, “đã cải tiến”, “tiết kiệm” nhưng thực tế không như vậy hoặc cường điệu phần miêu tả về công dụng trong khi mẫu mã, bao bì, hình ảnh quá hấp dẫn... khiến người tiêu dùng nhầm lẫn.

• Nhử và chuyển kênh: là biện pháp marketing dẫn dụ khách hàng bằng “mồi câu” để phải chuyển kênh sang mua sản phẩm khác giá cao hơn.

• Lôi kéo: là biện pháp marketing dụ dỗ người tiêu dùng mua những thứ mà lúc đầu họ không muốn và không cần đến bằng cách sử dụng biện pháp bán hàng gây sức ép lớn, lôi kéo tinh vi, bất ngờ hoặc kiên trì. Chẳng hạn như nhân viên bán hàng được huấn luyện riêng với cách nói chuyện bài bản được soạn sẵn một cách kỹ lưỡng với lập luận thuộc lòng để dụ dỗ người mua.

• Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường: sử dụng các nghiên cứu thị trường nhằm tạo ra đợt bán điểm, thành lập danh mục khách hàng tiềm năng hoặc sử dụng số liệu nghiên cứu thị trường để xây dựng cơ sở dữ liệu thương mại phục vụ mục tiêu thiết kế sản phẩm. Hoạt động này vi phạm quyền riêng tư của người tiêu dùng vì đòi hỏi phải thu thập và sử dụng thông tin cá nhân về khách hàng.

• Cố định giá cả: là hành vi thỏa thuận về việc bán hàng ở cùng một mức giá đã định của hai hay nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, thị trường.

• Phân chia thị trường: là hành vi thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh nhưng không cạnh tranh với nhau trên cùng địa bàn hay hạn chế khối lượng bán ra. Hai hình thức trên là phi đạo đức vì chúng gây rối loạn cơ chế định giá qua việc ngăn cản thị trường hoạt động, tạo điều kiện hình thành độc quyền bằng cách tạo thuận lợi cho người bán, loại trừ điều kiện cạnh tranh.

• Bán phá giá: là hành vi của doanh nghiệp định giá cho hàng hóa với mức thấp hơn giá thành nhằm mục đích thôn tính để thu hẹp cạnh tranh.

• Sử dụng các biện pháp thiếu văn hóa khác để hạ uy tín đối thủ cạnh tranh như chê bai hàng hóa của họ hoặc đe dọa người cung ứng.

2.1.1.3. Đạo đức trong hoạt động kế toán tài chính

Đối với kiểm toán, do các vấn đề như áp lực thời gian, phí ngày càng giảm, sự khác nhau của từng khách hàng về điều kiện tài chính, muốn mức thuế phải trả thấp hơn và tình huống khó khăn về vấn đề đạo đức do họ tạo ra nên nhiều công ty đã gặp phải những vấn đề tài chính dẫn đến tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh như giảm giá dịch vụ, khả năng xảy ra tư lợi là đáng kể và điều này đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp trừ khi có thể chứng minh là họ có thực hiện công việc trong một thời gian hợp lý, chuẩn mực kiểm toán, hướng dẫn và quy trình quản lý chất lượng dịch vụ sẽ được tuân thủ đồng thời áp dụng nghiêm túc.

Các vấn đề khác mà nhân viên kế toán phải đối mặt hàng ngày là tuân thủ luật lệ và nội quy phức tạp, số liệu vượt trội, các khoản phí từ trên trời rơi xuống, không chính thức và tiền hoa hồng. Kết quả là nhân viên kế toán phải tuân theo quy định về đạo đức như: liêm chính, khách quan, độc lập, cẩn thận, nêu cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với khách hàng và lợi ích của cộng đồng. Những quy định này chỉ ra phạm vi hoạt động của nhân viên kế toán và bản chất của dịch vụ cần được cung

Kế toán là tác nghiệp không thể thiếu của doanh nghiệp, vì thế vấn đề đạo đức xuất hiện cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Hoạt động kế toán bên ngoài như tổng hợp và công bố dữ liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp được coi là đầu vào thông tin thiết yếu cho cơ quan thuế (xác định mức thuế phải nộp); cho các nhà đầu tư (lựa chọn phương án phù hợp) và các cổ đông sẵn có (mức cổ tức thu được từ kết quả kinh doanh của tổ chức và trị giá chứng khoán trên cơ sở định giá tài sản doanh nghiệp. Do đó, bất cứ sự sai lệch nào về số liệu kế toán cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình ra quyết định. Dù đã có nhiều văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ kế toán và chế tài xử lý vi phạm về lĩnh vực này nhưng vẫn có nhiều kẽ hở pháp luật bị nhân viên kế toán thiếu đạo đức lợi dụng.

Các nghiệp vụ kế toán bên trong như huy động, quản lý và phân bổ nguồn lực tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp với yêu cầu đủ về số lượng và kịp về tiến độ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bộ phận kế toán tài chính lạm dụng quyền hạn của mình làm cho hệ thống phân quyền trong tổ chức kém hiệu quả, quản lý chồng chéo. Ngoài ra, những người chịu trách nhiệm về tài chính doanh nghiệp có thể lợi dụng quyền hạn đối với tài sản doanh nghiệp và hiểu biết về quản lý tài chính để đưa ra những quyết định mang tính tư lợi như đề xuất sử dụng nguồn tài chính hay phân bổ nguồn tài chính kém hiệu quả vì mục đích riêng.

Sự điều chỉnh số liệu trong các bảng cân đối kế toán cuối kỳ cũng là luật bất thành văn, đa phần là những thay đổi nhỏ mang mục đích tích cực cho phù hợp với biến động thị trường, tác động cạnh tranh hay “độ trễ” trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vấn đề là làm thế nào để phân biệt, điều chỉnh do ranh giới giữa “đạo đức” và “phi đạo đức” khó thể rõ ràng, như doanh nghiệp có thể điều chỉnh một vài số liệu trong báo cáo tài chính để khuyến khích các nhà đầu tư an tâm nhằm đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp. Đây là điều chỉnh tích cực theo quan điểm của doanh nghiệp, nhưng các cổ đông thấy có thể bị lừa đối và cảm nhận có sự bất

Quyết định tài chính không chỉ tác động trực tiếp đến cộng đồng bằng việc lựa chọn phương án đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao mà còn tác động gián tiếp đến kinh tế vĩ mô như đánh giá cơ cấu, hiệu quả đầu tư hay mức tăng trưởng trong một ngành, lĩnh vực cụ thể. Vấn đề là nguồn tài chính kiếm được và chi tiêu thế nào để có thể yên tâm về phương diện đạo đức và pháp lý. Các nhà đầu tư có trách nhiệm xã hội đưa ra thử thách cho doanh nghiệp nhằm cải thiện công tác tuyển dụng, sáng kiến vì môi trường và đặt ra các mục tiêu xã hội khác. Áp lực kinh tế từ nhà đầu tư nhằm tăng cường hành vi có tính trách nhiệm xã hội và đạo đức là động lực lớn cho cải cách của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (TS NGUYỄN văn TIẾN ) (Trang 36 - 43)