Phong cách lãnh đạo

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (TS NGUYỄN văn TIẾN ) (Trang 137 - 139)

TẠO LẬP VÀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

4.3.3. Phong cách lãnh đạo

Đây là nhân tố quan trọng mà người quản lý có thể sử dụng trong việc định hình, phát triển văn hóa doanh nghiệp. Nó được quyết định bởi nhiều yếu tố như tính cách, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, quan điểm, thái độ, đặc trưng kết cấu tổ chức (tính chất công việc, cơ cấu quyền lực) và văn hóa doanh nghiệp (mối quan hệ, truyền thống, triết lý tổ chức).

Phong cách lãnh đạo được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn hành vi của nhân viên. Căn cứ khả năng tự chủ, khả năng quản lý mối quan hệ thì phong cách lãnh đạo được phân thành sáu kiểu:

Phong cách gia trưởng: đòi hỏi cấp dưới tuân thủ tức thì mệnh lệnh và rất coi trọng thành tích. Phong cách này thích hợp trong hoàn cảnh khẩn cấp, khủng

hoảng hoặc cải tổ, tuy nhiên nó cũng có thể tạo ra bầu không khí nặng nề, thụ động trong doanh nghiệp.

Phong cách ủy thác: khích lệ cấp dưới theo đuổi hoài bão, mục tiêu lâu dài, tạo môi trường năng động, chấp nhận thay đổi. Đây là phong cách lãnh đạo tạo được bầu không khí phấn khích trong tổ chức, được coi là tích cực và có hiệu quả nhất.

Phong cách bằng hữu: đánh giá cao sự nhiệt tình, mong muốn của cấp dưới và dựa vào mối quan hệ gắn bó, sự tin tưởng để khích lệ tính năng động, sáng tạo của họ.

Phong cách dân chủ: chú trọng đến sự tích cực và vai trò của nhóm, tập thể để ra quyết định. Phong cách này rất quan tâm đến việc tăng cường thông tin và giao tiếp trong doanh nghiệp, tạo bầu không khí thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu.

Phong cách nhạc trưởng:thường đặt ra những yêu cầu quá cao nên dễ tạo bầu không khí trang nghiêm. Phong cách này chỉ thích hợp để quản lý những người nhiều tham vọng, trọng thành tích, có khả năng sáng tạo đồng thời mong muốn đạt thành tích nhanh chóng.

Phong cách bề trên: tạo bầu không khí tích cực qua việc hỗ trợ nhân viên trong việc hình thành năng lực cần thiết để đạt thành công lâu dài, tin tưởng giao trách nhiệm và rất khéo léo khi giao những việc khó.

Người lãnh đạo giỏi phải biết vận dụng khéo léo, linh hoạt nhiều phong cách lãnh đạo vào từng hoàn cảnh cụ thể. Thực tế trong doanh nghiệp bao gồm nhiều nhóm lợi ích với những quan điểm, giá trị khác nhau, mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Nếu lãnh đạo sử dụng quyền lực để xử lý bằng cách áp đặt tư tưởng lên các nhóm lợi ích khác nhau có thể dẫn đến khủng hoảng trong doanh nghiệp. Vì thế, lựa chọn phong cách lãnh đạo đúng để xử lý vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng trong tổ chức và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (TS NGUYỄN văn TIẾN ) (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w