TẠO LẬP VÀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
4.2.1. Quan điểm thiết kế, lựa chọn mô hình tổ chức
Xây dựng tổ chức chính là tạo lập hệ thống phương tiện cho việc kiểm soát, thực thi các mục tiêu, trong đó mỗi phương tiện là một hay nhiều hệ thống phương tiện khác được thiết lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, con người và thiết bị kết hợp sẽ tạo nên năng lực, sức mạnh của phương tiện. Như vậy,
xây dựng tổ chức chính là tạo lập nền tảng cho các mối quan hệ “người với người”, “người với công cụ”, “công cụ với công cụ”.
Mỗi người xây dựng tổ chức theo cách riêng của mình. Cách thức mà nhà quản lý lựa chọn để xây dựng mối quan hệ trong tổ chức phụ thuộc không chỉ vào yếu tố kỹ thuật (phương pháp sản xuất, công nghệ, trang thiết bị...), năng lực, trình độ quản lý, chuyên môn, môi trường hoạt động mà còn được quyết định bởi quan điểm, triết lý lãnh đạo của người quản lý, trong nhiều trường hợp nhân tố này giữ vai trò quan trọng hơn và có thể làm lu mờ những yếu tố khác.
Các quan điểm có ảnh hưởng chi phối đến nhà quản lý trong việc xây dựng hệ thống tổ chức là:
- Đặc trưng về mục đích thiết kế: người thiết kế mong muốn xây dựng những hệ thống linh hoạt để có thể thích nghi với áp lực từ môi trường hay có kết cấu chặt chẽ để đảm bảo sự phối hợp bên trong hệ thống đồng thời làm tăng tính hiệu quả. - Đặc trưng về nhân tố trọng tâm: người thiết kế đặt trọng tâm vào nhân tố “con
người” hay “môi trường hoạt động và chiến lược” của doanh nghiệp.
Những quan điểm trên có ảnh hưởng quan trọng đến việc xây dựng mô hình tổ chức. Để những mô hình này phát huy hiệu lực, cần đảm bảo điều kiện cần thiết, liên quan như phân quyền, chiến lược hoạt động và chính sách quản lý.
Mặc dù quan điểm xây dựng tổ chức khác nhau nhưng có thể xếp thành hai nhóm cơ bản:
- Quan điểm tổ chức định hướng môi trường. - Quan điểm tổ chức định hướng con người.
Sơ đồ: Quan điểm thiết kế và mô hình tổ chức