Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường trong công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 110 - 114)

trong công tác GDCTTT cho SV

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Bất cứ hoạt động nào của Nhà trường nếu không có sự đồng thuận giữa các đơn vị trong nhà trường thì rất khó để đạt được kết quả tốt. Chính vì vậy, để công tác GDCTTT cho sinh viên thành công thì việc tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường là cần thiết.

3.2.7.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Đối với cán bộ quản lý: cần có văn bản nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị trong công tác GDCTTT cho sinh viên. Trong đó, cần chỉ ra đơn vị nào giữ vai trò đầu mối, đơn vị nào là đơn vị phối hợp thực hiện. Việc

99

phân công, phân nhiệm phải rõ ràng, tránh chồng chéo, dẫn đến việc đùn đẩy, “cha chung không ai khóc”.

Đối với cán bộ, giảng viên: phối hợp với Khoa, các phòng chức năng trong việc giải quyết các chế độ chính sách, thủ tục hành chính, rèn luyện, học bổng, khen thưởng, kỷ luật,…cho sinh viên.

Đối với sinh viên: tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị trong nhà trường để thuận tiện cho việc liên hệ công tác. Phản ánh nhanh chóng, kịp thời các trường hợp cá nhân, tập thể đùn đẩy nhiệm vụ, gây khó dễ cho sinh viên.

Dựa trên việc xác định mục tiêu của biện pháp, tác giả có một số đề xuất sau:

Xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa các phòng, ban, đơn vị chức năng trong các hoạt động của nhà trường. Nội dung quy chế phải làm rõ các nội dung sau:

Quy định chung về phạm vi, đối tượng điều chỉnh, đối tượng thực hiện; Các nguyên tắc và nội dung phối hợp chung: Công tác phối hợp dựa trên nguyên tắc kịp thời, hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, nhằm phát huy sức mạnh và hiệu quả trong các hoạt động của nhà trường; nhiệm vụ phối hợp không làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của các đơn vị có liên quan; quá trình phối hợp thực hiện công việc phải được thực hiện nhanh chóng và tuân thủ đúng nội quy, quy chế của nhà trường; công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị nào thì đơn vị đó chủ trì xử lý, các đơn vị khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp khi có yêu cầu và xử lý theo quy định của nhà trường. Nội dung phối hợp chung bao gồm phối hợp trong việc tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu cơ chế, giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; cung cấp, trao đổi thông tin phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu và các

100

hoạt động của nhà trường; phối hợp thực hiện các hoạt động, kế hoạch, định hướng, chủ trương, đường lối đầu tư phát triển nhà trường; phối hợp đề xuất biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học và các công việc liên quan đến hoạt động của nhà trường; phát hiện những bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chức năng, kịp thời phản ánh, tham mưu cho Ban giám hiệu sửa đổi, bổ sung.

Các mối quan hệ phối hợp công tác bao gồm quan hệ phối hợp giải quyết công việc giữa phòng, ban, đơn vị chức năng của Trường; quan hệ giữa Trưởng các phòng, ban, đơn vị chức năng của Trường; quan hệ công tác giữa Trưởng, Phó Trưởng phòng, ban, đơn vị, chức năng và các công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị; quan hệ giữa Ban Giám hiệu với Trưởng phòng, ban, đơn vị, chức năng;

Tổ chức thực hiện quy chế bao gồm các điều kiện thi hành quy chế, việc xử lý các vi phạm,…

3.2.8. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, giáo dục CTTT của nhà trường

3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp

Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, không thể thiếu quyết định kết quả của mọi công tác trong đó có công tác GDCTTT. Một khi cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy, học tập và rèn luyện của CBGV, sinh viên được đảm bảo thì chất lượng và kết quả của các hoạt động này cũng tăng lên rõ rệt. Vì vậy, để các hoạt động giảng dạy, giáo dục của Nhà trường đạt được mục tiêu như mong muốn thì việc đầu tư xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị là cần thiết.

3.2.8.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Đối với cán bộ quản lý: phân công đơn vị chuyên trách phối hợp với các đơn vị Khoa, phòng ban liên quan lên kế hoạch thường xuyên kiểm tra, rà

101

soát hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, làm việc và học tập tại trường. Thực hiện báo cáo định kỳ cho Nhà trường về kết quả kiểm tra, rà soát nêu trên. Căn cứ vào kết quả báo cáo và nhu cầu sử dụng, Nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch mua sắm mới hàng năm. Bên cạnh đó, Nhà trường căn cứ vào tình hình hiện tại của Nhà trường để có kế hoạch điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp, trong đó chú trọng đến chế độ đãi ngộ cho các CBGV làm công tác GDCTTT và có mức khen thưởng phù hợp hơn đối với các SV hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện. Ngoài ra Nhà trường cũng cần chú trọng tăng mức đầu tư kinh phí hơn nữa cho các hoạt động nằm trong công tác GDCTTT cho sinh viên.

Đối với cán bộ, giảng viên: đối với giảng viên, thường xuyên báo cáo cho lãnh đạo khoa về nội dung, chương trình giảng dạy, các phương pháp giảng dạy mới và phương tiện, điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật kèm theo. Từ đó, khoa sẽ tiến hành tổng hợp và báo cáo lên Nhà trường hiện trạng và nhu cầu sử dụng của khoa. Đối với cán bộ phòng ban, thường xuyên rà soát hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị tại đơn vị và báo cáo cho Nhà trường. Các đơn vị đầu mối, liên quan trực tiếp đến công tác GDCTTT cho sinh viên như Phòng Công tác chính trị - Sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, …thường xuyên báo cáo, thống kê các hoạt động liên quan đến công tác GDCTTT cho sinh viên trong năm học để Nhà trường có cái nhìn bao quát và phân phối nguồn kinh phí một cách hợp lý.

Đối với sinh viên: chủ động báo cáo, phản ánh hiện trạng phòng học, thư viện, ký túc xá,… cho Nhà trường thông qua nhiều kênh như qua cố vấn học tập, sổ sinh hoạt lớp hoặc phản ánh trực tiếp cho các đơn vị quản lý để Nhà trường kịp thời khắc phục, sửa chữa. Thông qua việc tổng kết các hoạt động ngoại khóa, mạnh dạn đề xuất mong muốn cũng như các ý tưởng để các hoạt động trở nên hiệu quả hơn.

102

Dựa trên việc xác định mục tiêu của biện pháp, tác giả có một số đề xuất sau:

Lãnh đạo Nhà trường chỉ đạo phòng Cơ sở vật chất, phòng Hành chính – Tổng hợp tiến hành rà soát, kiểm kê tài sản hàng năm theo quy định chung.

Các đơn vị trong Nhà trường phối hợp với các phòng chức năng trong việc kiểm kê, tài sản. Chủ động đề xuất thanh lý và mua mới cơ sở vật chất cho đơn vị.

Lãnh đạo Nhà trường chỉ đạo các đơn vị thống kê các chương trình hoạt động của đơn vị trong một năm học, lập kế hoạch chi tiết và trình lãnh đạo Nhà trường để Nhà trường tiến hành dự trù kinh phí cho các hoạt động hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)