Có rất nhiều quan điểm khác nhau về cách phân chia các phương pháp giáo dục. Tùy thuộc vào mục đích, nội dung, đối tượng khác nhau mà người giáo dục có thể lựa chọn những phương pháp khác nhau để thực hiện. Cụ thể:
Nhóm phương pháp giáo dục dùng lời nói và chữ viết
Trong nhóm phương pháp này có 3 phương pháp thường được sử dụng đó là phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp và phương pháp sử dụng tài liệu.
Phương pháp thuyết trình là phương pháp dung lời nói để trình bày tài liệu học tập cho người được giáo dục một cách có hệ thống, Phương pháp này thường được sử dụng khi trình bày, làm sáng tỏ một vấn đề mới, khó và phức tạp hoặc khi cần hệ thống hóa, khái quát hóa, tổng kết một vấn đề. Thông thường thuyết trình có ba hình thức cơ bản là giảng thuật, giảng giải và giảng diễn. Ưu điểm của phương pháp này là chỉ trong khoảng thời gian ngắn có thể truyền tải được nội dung giáo dục một cách có hệ thống với lượng người tiếp nhận lớn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là người học sẽ tiếp thu thụ động, nhanh chán và khó thu được thông tin ngược.
Phương pháp vấn đáp là phương pháp hỏi, đáp giữa người truyển tải và người tiếp thu kiến thức nhằm làm sáng tỏ vấn đề, tìm ra các tri thức mới. Các
19
phương pháp vấn đáp cơ bản như vấn đpá gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra. Ưu điểm của phương pháp này là phát huy được tính tính cực của người được giáo dục, tăng khả năng diễn đạt và tạo ra không khí thoải mái, sôi nổi trong quá trình giáo dục. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này nếu vận dụng không khéo sẽ dẫn đến việc tranh luận tay đôi, gây mất thời gian.
Phương pháp sử dụng tài liệu là phương pháp vô cùng quan trọng và cần thiết. Đối với phương pháp này, người được giáo dục sẽ sử tài liệu để tự nghiên cứu ở nhà như một nguồn thông tin quan trọng bổ sung cho các bài học trên lớp.
Nhóm phương pháp giáo dục trực quan
Phương pháp quan sát là phương pháp nhận thức cảm tính tích cực, được sử dụng rộng rãi, nhằm rút ra những kết luận có cơ sở thực tiễn.
Phương pháp trình bày trực quan là phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình giáo dục để giúp người được giáo dục lĩnh hội tri thức.
Nhóm phương pháp giáo dục thực hành
Phương pháp làm thí nghiệm là phương pháp giúp người học nắm được tri thức một cách vững chắc, tin tưởng vào tính chính xác của khoa học.
Phương pháp luyện tập là phương pháp lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố kỹ năng, kỹ xảo cần thiết.
Phương pháp ôn tập là phương pháp giúp người học nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; tạo khả năng cho người dạy sửa chữa những sai lầm, lệch lạc trong nhận thức của người học.
Phương pháp trò chơi có nhiều loại khác nhau như trò chơi sắm vai, trò chơi trí tuệ, trò chơi nghệ thuật,…Phương pháp này sử dụng trò chơi như là một cách để giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và kỹ năng hoạt
20 động sáng tạo điển hình.
Việc lựa chọn phương pháp giáo dục nói chung cũng như phương pháp GDCTTT cho sinh viên nói riêng luôn phụ thuộc vào một số đặc điểm sau: phương pháp giáo dục phụ thuộc vào nội dung giáo dục; phương pháp giáo dục phụ thuộc vào đặc điểm tâm, sinh lý của người được giáo dục; phương pháp giáo dục phụ thuộc vào các yếu tố khác như phương tiện giáo dục, hình thức giáo dục,… [21, tr.81]
Vì vậy, để quá trình giáo dục nói chung và GDCTTT cho sinh viên nói riêng đạt kết quả tốt thì người giáo dục phải biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp với nhau một cách khéo léo.
Trong công tác GDCTTT cho sinh viên, bên cạnh các phương pháp trên thì người thực hiện giáo dục cần phải quan tâm chú trọng đến các phương pháp tuyên truyền, giáo dục, động viên khuyến khích. Đồng thời, phải coi trọng phương pháp thanh tra, kiểm tra, bắt buộc, xử phạt. Phương pháp GDCTTT vừa phải coi trọng kinh nghiệm truyền thống, vừa phải tăng cường khai thác sử dụng những phương pháp, phương tiện kỹ thuật hiện đại.