Thực trạng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 55 - 59)

44

2.3.1. Thực trạng nhận thức mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục chính

trị tư tưởng cho sinh viên

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của CBGV, SV về mục tiêu và nhiệm vụ GDCTTT cho sinh viên

Nhìn vào Phụ lục 1 ta có thể thấy hầu hết các CBGV đều hoàn toàn đồng ý và đồng ý với các mục tiêu và nhiệm vụ của công tác GDCTTT. Trong đó:

Mục tiêu “Công tác GDCTTT góp phần định hướng cho sinh viên nỗ lực phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Giúp hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng cho sinh viên từ đó kích thích hứng thú học tập, rèn luyện và lao động nghề nghiệp” được 31,6% CBGV hoàn toàn đồng ý. Bên cạnh đó, có 55,6% SV hoàn toàn đồng ý và và 90,6% CBGV đồng ý với mục tiêu “Công tác GDCTTT góp phần hình thành cho sinh viên có thói quen, tự giác thực hiện chuẩn mực về phẩm chất đạo đức, có ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Giúp chống lại những biểu hiện tiêu cực trong lối sống, lẽ sống của sinh viên nhằm khẳng định tính cách mạng và khoa học của hệ tư tưởng Mác – Lênin”.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, có tới 92,3% CBGV cho rằng mục tiêu “Công tác GDCTTT góp phần hình thành cho sinh viên có thói quen, tự giác thực hiện chuẩn mực về phẩm chất đạo đức, có ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Giúp chống lại những biểu hiện tiêu cực trong lối sống, lẽ sống của sinh viên nhằm khẳng định tính cách mạng và khoa học của hệ tư tưởng Mác – Lênin” chỉ mới dừng lại ở mức Khá. Có 59,4% SV cũng cho rằng mục tiêu “Công tác GDCTTT giúp SV nâng cao ý thức cảnh giác, nhận diện và đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc bản chất cách mạng, quan điểm đường lối đổi mới của Đảng” chỉ đạt ở mức Khá.

45

Tóm lại, từ bảng Phụ lục 1, chúng ta có thể thấy phần lớn các CBGV, SV đều đồng ý với các mục tiêu và nhiệm vụ của công tác GDCTTT. Điều này chứng tỏ các CBGV và SV đã có nhận thức tương đối đầy đủ về mục tiêu, nhiệm vụ công tác GDCTTT. Tuy nhiên, phần lớn các CBGV, SV đều cho rằng các mục tiêu, nhiệm vụ công tác GDCTTT của nhà trường chỉ mới dừng lại ở mức Khá. Qua tìm hiểu, sở dĩ có sự đánh giá như vậy là vì CBGV, SV đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của công tác GDCTTT theo góc nhìn bao quát, tổng thể. Bên cạnh đó, việc thực hiện cụ thể hóa mục tiêu giáo dục thành các nhiệm vụ cụ thể và xây dựng thành chương trình hoạt động GDCTTT cho sinh viên chưa được nhà trường đẩy mạnh. Tóm lại, khi đã xác định được mục tiêu và nhiệm vụ của công tác GDCTTT cũng như đánh giá được mức độ đạt được hiện tại của mục tiêu thì mỗi cá nhân sẽ có hướng phấn đấu và cố gắng nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra.

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức của CBGV và SV về vai trò của công tác GDCTTT và mức độ quan tâm của Nhà trường đối với công tác này

Nhìn vào Bảng 2.2 ta thấy: có 26,5% CBGV đã nhận định được vai trò rất quan trọng của công tác GDCTTT; 73,5% CBGV cũng đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác này. Nhìn chung CBGV của nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDCTTT cho sinh viên.

Cũng trong bảng trên ta thấy: có 34,4% sinh viên cho rằng công tác GDCTTT cho sinh viên có vai trò rất quan trọng; 49,7% sinh viên cho rằng công tác này thực sự quan trọng. Tuy nhiên vẫn còn 15,9% sinh viên cho rằng công tác này là bình thường, đặc biệt là các bạn sinh viên năm 4. Điều này chứng tỏ, các em vẫn chưa nhận thức thực sự đầy đủ về vai trò của công tác GDCTTT, do đó dẫn đến sự thờ ơ, bàng quang trước các vấn đề chính trị, xã hội.

46

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về vai trò của công tác GDCTTT và mức độ quan tâm của Nhà trường đối với công tác này

Đối tượng Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Ít quan trọng Không quan trọng Rất quan tâm Quan tâm Bình thường Ít quan tâm Không quan tâm SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % CBGV 31 26,5 86 73,5 0 0 0 0 0 0 16 13,7 78 66,7 23 19,7 0 0 0 0 Sinh viên 199 34,4 288 49,7 92 15,9 0 0 0 0 190 32,8 284 49,1 105 18,1 0 0 0 0 Sinh viên Năm 1 42 31,6 72 54,1 19 14,3 0 0 0 47 35,3 62 46,6 24 18,0 0 0 0 0 Năm 2 52 38,5 65 48,1 18 13,3 0 0 0 44 32,6 65 48,1 26 19,3 0 0 0 0 Năm 3 53 35,8 72 48,6 23 15,5 0 0 0 50 33,8 72 48,6 26 17,6 0 0 0 0 Năm 4 39 31,0 55 43,7 32 25,4 0 0 0 38 30,2 59 46,8 29 23,0 0 0 0 0 Năm 5 13 35,1 24 64,9 0 0 0 0 0 11 29,7 26 70,3 0 0 0 0 0 0

47

Mặc dù công tác GDCTTT cho sinh viên được phần lớn CBGV đánh giá là quan trọng, tuy nhiên vẫn có 19,7% CBGV (trong đó có CBQL) cho rằng sự quan tâm của nhà trường cho công tác này chỉ ở mức độ bình thường. Bên cạnh đó, cũng có 18,1% sinh viên được khảo sát cho rằng nhà trường chỉ quan tâm đến công tác này ở mức bình thường.

Qua bảng 2.2 ta thấy vẫn còn một số ít sinh viên thờ ơ với công tác GDCTTT và nhà trường cũng chưa quan tâm hết mức đối với công tác này. Đó là lý do tại sao công tác GDCTTT cho sinh viên của nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 55 - 59)