Mối liên quan của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 114 - 115)

Mỗi một biện pháp trong 8 biện pháp nêu trên đều có vị trí, vai trò và tầm quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, cả 8 biện pháp trên đều có mối liên hệ qua lại với nhau và có ảnh hưởng nhất định đến công tác GDCTTT cũng như QL công tác GDCTTT.

Khi các CBQL, CBGV và SV nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDCTTT, QL công tác GDCTTT thì cá nhân mỗi người sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành mục tiêu đề ra. Khi nhà trường tiến hành cụ thể hóa mục tiêu giáo dục thành các nhiệm vụ cụ thể và cụ thể hóa nội dung thành chương trình hoạt động GDCTTT cho sinh viên thì buộc nhà trường phải căn cứ vào tình hình thực tế cũng như đặc điểm sinh viên để đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức GDCTTT. Việc đổi mới phương pháp, hình thức và triển khai thực hiện các chương trình luôn cần có sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường, cũng như sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Tuy nhiên, khi triển khai các nội dung GDCTTT cho sinh viên thì các nội dung đó phải

103

hướng tới phát húy tính tự chủ, sáng tạo của sinh viên. Bên cạnh đó, để công tác GDCTTT được tiến hành thuận lợi thì việc tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, giáo dục là không thể thiếu. Và để đánh giá xem việc thực hiện các nội dung GDCTTT đó có thành công và hiệu quả hay không thì việc xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá kết quả GDCTTT cho sinh viên là cần thiết.

Tóm lại, mỗi một biện pháp nêu trên vừa là điều kiện, vừa là hệ quả của các biện pháp còn lại. Vì vậy, để công tác GDCTTT cũng như QL công tác GDCTTT đạt được kết quả như mục tiêu đã đề ra thì cần phải thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu quả 8 biện pháp nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 114 - 115)