Thực trạng nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 59 - 65)

2.3.2.1. Thực trạng mức độ quan tâm của CBGV, SV đối với một số nội dung của công tác GDCTTT

Từ Phụ lục 3 có thể thấy, các CBGV dành nhiều sự quan tâm cho các nội dung của công tác GDCTTT, trong đó nội dung “Các hoạt động đối thoại với sinh viên, thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường” được CBGV rất quan tâm với 53,8%. Tiếp theo, là nội dung “Học tập các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,…” nhận được 76,1% sự quan tâm của CBGV. Điều đó chứng tỏ, hầu hết các CBGV đều chú trọng đến công tác giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,… và xem bộ môn này là nền tảng để triển khai các nội dung của công tác GDCTTT. Đồng thời, việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, lắng nghe ý kiến của sinh viên cũng là một trong những nội dung giúp cho công tác GDCTTT trở nên tốt hơn.

Từ Phụ lục 3 ta cũng thấy, các SV cũng dành nhiều sự quan tâm của mình đến các nội dung của công tác GDCTTT. Cũng giống như CBGV, các SV cũng dành rất nhiều quan tâm cho nội dung “Các hoạt động đối thoại với

48

sinh viên, thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường” với 60% lựa chọn. Bên cạnh đó, 61% sinh viên cũng rất quan tâm đến “Các hoạt động hỗ trợ học tập và rèn luyện cho sinh viên: học bổng, phát triển tài năng, chế độ chính sách,…”. “Tuần sinh hoạt công dân sinh viên đầu khóa, đầu năm, cuối khóa” cũng là một trong các nội dung được các bạn sinh viên quan tâm với 59,8%. Sở dĩ các bạn SV có nhiều sự quan tâm như vậy là do các nội dung trên là những nội dung cơ bản, liên quan trực tiếp tới đời sống, học tập, chế độ,… của sinh viên. Tuy nhiên, vẫn có 25,4% SV tỏ ra ít hứng thú với việc học tập các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,… Điều này đặt ra cho chúng ta một câu hỏi, cần phải làm gì để tạo cho SV sự quan tâm, hứng thú trong việc học tập các bộ môn này?

2.3.2.2. Đánh giá của CBGV, SV về mức độ thường xuyên và mức độ đạt được của các nội dung công tác GDCTTT

Qua khảo sát 579 SV và 117 CBGV, tác giả đã thu được kết quả như ở Phụ lục 2, cụ thể:

Một số nội dung của công tác GDCTTT được các CBGV đánh giá là thực hiện rất thường xuyên như:

- Nhà trưởng giảng dạy các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (94%).

- Nhà trường tổ chức hội nghị quán triệt các nội dung công tác GDCTTT cho sinh viên như: “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên” đầu khóa, đầu năm, cuối khóa (81,2%).

- Nhà trường tổ chức thực hiện công tác đánh giá điểm rèn luyện, thi đua, khen thưởng, kỷ luật cho sinh viên (88%).

Trong khi đó, trên 60% sinh viên cho rằng nhà trường thực hiện rất thường xuyên các nội dung:

49

- Nhà trường giải quyết các chế độ, chính sách cho sinh viên (65,6%). - Nhà trường tổ chức các hoạt động hỗ trợ học tập và rèn luyện cho sinh viên: học bổng, phát triển tài năng, khen thưởng,… (65,1%).

Bên cạnh đó, vẫn còn một số CBGV, SV cho rằng nhà trường ít thường xuyên tổ chức các nội dung như:

- Nhà trường tổ chức các hoạt động đối thoại với sinh viên, thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường (CBGV: 30,8% ; SV: 7,1%).

- Nhà trường cập nhật thông tin phản ánh của sinh viên và có hồi đáp (CBGV: 1,7%; SV: 7,2%).

- Nhà trường thường xuyên quan tâm đến việc đầu tư kinh phí, CSVC cho công tác GDCTTT cho sinh SV (CBGV: 14,5% ; SV:4,8%).

- Nhà trường quan tâm đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường, cũng như sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong công tác GDCTTT cho SV (CBGV: 31,6% ;SV: 7,2%).

Qua khảo sát, tác giả cũng ghi nhận được trên 50% CBGV đánh giá Tốt các nội dung công tác GDCTTT sau:

- Nhà trường tổ chức GDCTTT cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa: mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, về nguồn, tham quan,… (60,7%).

- Nhà trường quan tâm đến công tác phát triển Đảng trong sinh viên (59,8%).

- Nhà trường tổ chức thực hiện công tác đánh giá điểm rèn luyện, thi đua, khen thưởng, kỷ luật cho sinh viên (83,8%).

Trong khi đó, các sinh viên lại đánh giá nhà trường thực hiện rất thường xuyên và rất tốt hai nội dung:

- Nhà trường tổ chức các hoạt động hỗ trợ học tập và rèn luyện cho sinh viên: học bổng, phát triển tài năng, khen thưởng,… (82,2%).

50

- Nhà trường giải quyết các chế độ, chính sách cho sinh viên (81,4%). Hầu hết các nội dung còn lại đa phần CBGV, SV đánh giá nhà trường chỉ thực hiện được ở mức Khá. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có một số ít CBGV, SV cho rằng các nội dung công tác GDCTTT sau chỉ dừng lại ở mức Trung bình:

- Nhà trường tổ chức hội nghị quán triệt các nội dung công tác GDCTTT cho sinh viên như: “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên” đầu khóa, đầu năm, cuối khóa. (SV: 2,6%)

- Nhà trường tổ chức các hoạt động hưởng ứng, tuyên truyền và học tập theo chuyên đề về chủ quyền biển đảo; bảo vệ môi trường; phòng, chống tác hại của thuốc lá, ma túy,… (CBGV: 7,7% ; SV: 3,1%)

- Nhà trưởng tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy chế học sinh - sinh viên nội trú, ngoại trú. (SV: 3,4%)

- Nhà trường lựa chọn, lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống thích hợp vào hoạt động giảng dạy, học tập của chương trình chính khóa. (CBGV: 18,8% ; SV: 7,9%)

- Nhà trường tổ chức các hoạt động đối thoại với sinh viên, thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường. (CBGV: 12,8% ; SV: 4,5%)

- Nhà trường cập nhật thông tin phản ánh của sinh viên và có hồi đáp. (SV: 4,5%)

- Nhà trường tổ chức tổng kết, tự kiểm tra, đánh giá công tác GDCTTT trong phạm vi nhà trường. (CBGV: 4,3% ; SV: 4,6%)

- Nhà trường thường xuyên quan tâm đến việc đầu tư kinh phí, CSVC cho công tác GDCTTT cho sinh SV. (CBGV: 45,3% ; SV: 7,2%)

- Nhà trường quan tâm đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường, cũng như sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong công tác GDCTTT cho SV. (CBGV: 29,9% ; SV: 9,5%)

51 0 50 100 150 Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6 Nội dung 7 Nội dung 8 Nội dung 9 Nội dung 10 Nội dung 11 Nội dung 12 Nội dung 13 Nội dung 14 Nội dung 15 Nội dung 16 Nội dung 17 Nội dung 18

Biểu đồ 2.1. Đánh giá của CBGV về mức độ thực hiện các nội dung công tác GDCTTT

Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6 Nội dung 7 Nội dung 8 Nội dung 9 Nội dung 10 Nội dung 11 Nội dung 12 Nội dung 13 Nội dung 14 Nội dung 15 Nội dung 16 Nội dung 17 Nội dung 18

Biểu đồ 2.2. Đánh giá của SV về mức độ thực hiện các nội dung công tác GDCTTT

Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

52

Lý do dẫn đến những tồn tại trên là do một số CBGV, SV chưa coi trọng đúng mức công tác GDCTTT; việc chỉ đạo thực hiện của nhà trường chưa được tiến hành đồng bộ và triệt để dẫn đến việc triển khai một số nội dung của công tác GDCTTT chưa được thường xuyên, còn mang tính hình thức; một số nội dung còn chậm đổi mới; việc phân công gắn với ràng buộc trách nhiệm chưa thật sự chặt chẽ;…

2.3.2.3. Thực trạng về nội dung công tác GDCTTT

Từ Phụ lục 4, ta thấy có 34,2% CBGV cho rằng nội dung công tác GDCTTT hiện nay phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, có tới 65,8% CBGV lại cho rằng nội dung công tác GDCTTT cho sinh viên hiện nay của Nhà trường chưa thật sự phong phú và đa dạng.

Nhìn vào Biểu đồ 2.3 ta có thể thấy, có tới 65,8% CBGV và 67,5% SV đánh giá nội dung công tác GDCTTT hiện nay là đơn điệu, không hấp dẫn, mang tính rập khuôn. Qua tìm hiểu, thì hầu hết các sinh viên lựa chọn nội dung công tác GDCTTT còn đơn điệu, không hấp dẫn đều là các sinh viên năm nhất. Lý do là ở năm nhất đặc thù lớp học chưa ổn định, các em còn nhiều bỡ ngỡ và chưa chủ động tiếp cận với các nội dung, chương trình liên quan đến công tác GDCTTT. Bên cạnh đó, một số nội dung công tác GDCTTT chưa thực sự tạo ra ấn tượng đối với sinh viên, làm cho các em chưa cảm nhận được hết mức độ sâu sắc của nó.

Còn đối với CBGV, sở dĩ có tới 65,8% lựa chọn nội dung công tác GDCTTT còn đơn điệu, mang tính rập khuôn là do trải qua nhiều năm công tác, họ cảm thấy công tác GDCTTT vẫn chỉ dừng lại ở mức lặp đi lặp lại, không có tính đổi mới trong khi hình thức đào tạo ngày càng thay đổi.

53

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 59 - 65)