Mối quan hệ giữa giáo dục và tự giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 48 - 49)

Mối quan hệ giữa giáo dục và tự giáo dục là mối quan hệ cơ bản, then chốt. Nhà trường hay gia đình chỉ đóng vai trò định hướng, hỗ trợ sự phát triển của mỗi cá nhân. Còn cái gốc của trí tuệ vẫn là do con người tự nhận thức, tự khai sáng và tự lĩnh hội. Kiến thức của nhân loại là vô bờ bến, chúng

37

ta tiếp thu những kiến thức ấy không chỉ nhờ giáo viên truyền cho ta mà còn do ta phải tự mình kiếm lấy bằng cách tích luỹ từ nhũng thất bại.

Quá trình tự giáo dục là một hoạt động có mục đích, có ý thức của cá nhân hướng vào việc xây dựng, hoàn thiện những phẩm chất nhân cách của mình theo đúng chuẩn mực xã hội. Vì vậy, tự giáo dục có cơ sở là tự đánh giá, như vậy trình độ phát triển của tự đánh giá là điều kiện quan trọng của tự giáo dục. Tự giáo dục vừa tồn tại với tư cách như là bộ phận của giáo dục ( theo nghĩa hẹp), vừa là kết quả của giáo dục.

Sinh viên khi đã có sự trưởng thành nhất định về nhân cách thì việc tu dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sinh viên không chỉ là đối tượng để GDCTTT mà còn là chủ thể tự giáo dục. Hoạt động GDCTTT cho sinh viên chỉ đạt được hiệu quả nếu hoạt động này thống nhất với hoạt động tự giáo dục của sinh viên. Ngược lại, hoạt động tự giáo dục của sinh viên sẽ đạt hiệu quả cao nếu sinh viên nhận được sự định hướng và hỗ trợ trong hoạt động GDCTTT của Nhà trường.

Nói cách khác, quá trình giáo dục và tự giáo dục luôn luôn tồn tại song hành cùng nhau và có quan hệ mật thiết với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 48 - 49)