Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 72 - 75)

tác này chỉ đạt ở mức Khá hoặc thấp hơn (chiếm trên 65,5%).

Điều này chứng tỏ, mặc dù Nhà trường đã có động thái quan tâm đến việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác GDCTTT nhưng việc mức độ đầu tư còn thấp, ở quy mô nhỏ, chưa cân xứng với tổng thể chương trình công tác GDCTTT. Việc đầu tư chưa đạt được hiệu quả cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của CBGV, SV.

2.4. Thực trạng quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên sinh viên

2.4.1.1. Thực trạng nhận thức của CBGV về vai trò của QL công tác GDCTTT và mức độ quan tâm của Nhà trường đối với QL công tác này

Từ kết quả Bảng 2.3 cho thấy: có 68,4% CBGV cho rằng QL công tác GDCTTT cho sinh viên có vai trò rất quan trọng; 31,6% CBGV cho rằng công tác này có vai trò quan trọng. Điều đó chứng tỏ, hầu hết CBGV trong trường đều nhận thức được vai trò quan trọng của việc QL công tác GDCTTT

61

cho sinh viên. Việc phần lớn CBGV nhận thức được vai trò của việc QL công tác GDCTTT sẽ giúp cho công tác triển khai các nội dung QL được tốt hơn.

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng về QL công tác GDCTTT

Đối tượng

Rất quan

trọng Quan trọng Bình thường Ít quan trọng

Không quan trọng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Cán bộ, giảng viên 80 68,4 37 31,6 0 0 0 0 0 0

Bảng 2.4. Khảo sát thực trạng mức độ quan tâm của Nhà trường về QL công tác GDCTTT

Đối tượng

Rất quan

tâm Quan tâm Bình thường Ít quan tâm Không quan

tâm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Cán bộ, giảng viên 43 36,8 74 63,3 0 0 0 0 0 0

Từ kết quả Bảng 2.4 ta thấy: có 36,8% CBGV cho rằng Nhà trường rất quan tâm dến việc QL công tác GDCTTT cho sinh viên và có tới 63,3% CBGV cho rằng Nhà trường có quan tâm đến công tác này. Điều này chứng tỏ, Nhà trường mặc dù đã quan tâm đến công tác này nhưng chưa đạt mức tối đa. Tuy nhiên, đây cũng là một tín hiệu tốt để việc QL công tác GDCTTT cho sinh viên của Nhà trường ngày càng tốt hơn.

2.4.1.2. Thực trạng QL mục tiêu công tác GDCTTT cho sinh viên

QL mục tiêu công tác GDCTTT có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho CBQL, CBGV xác định được cái cần hướng tới, trên cơ sở đó sẽ giúp Nhà trường xây dựng được kế hoạch thực hiện phù hợp. Vì vậy việc QL mục

62

tiêu công tác GDCTTT được xem như là một khâu quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của công tác này. Từ Phụ lục 6 ta thấy:

Có 67,5% CBGV cho rằng việc QL mục tiêu công tác GDCTTT cho sinh viên theo mục tiêu chung của giáo dục và theo chỉ đạo của các cấp là rất quan trọng và 32,5% CBGV cho rằng việc QL này quan trọng. Không có CBGV nào phân vân hay đánh giá thấp mức độ quan trọng của việc QL mục tiêu công tác GDCTTT cho sinh viên. Có 76,1% CBGV cho rằng việc QL cụ thể hóa mục tiêu giáo dục thành các nhiệm vụ cụ thể và xây dựng thành các chương trình GDCTTT cho sinh viên là rất quan trọng; 23,9% CBGV cho rằng việc QL này là quan trọng. Điều này chứng tỏ, tất các CBGV đều đánh giá cao tầm quan trọng của việc QL mục tiêu GDCTTT và việc cụ thể hóa các mục tiêu đó thành nhiệm vụ cụ thể. Bởi nếu mục tiêu của công tác GDCTTT được QL tốt sẽ là định hướng để triển khai khác bước tiếp theo đạt kết quả.

Bên cạnh việc khảo sát thực trạng đánh giá của CBGV về mức độ quan trọng trong việc QL mục tiêu công tác GDCTTT cho sinh viên, tác giả còn tiến hành khảo sát đánh giá mức độ thực hiện việc QL công tác GDCTTT của Nhà trường. Kết quả thu được như sau:

Có tới 87,2% CBGV cho rằng việc thực hiện QL mục tiêu công tác GDCTTT cho sinh viên theo mục tiêu chung của giáo dục và theo chỉ đạo của các cấp của Nhà trường hiện nay đạt Tốt, chỉ 12,8% CBGV cho rằng công tác QL này đạt ở mức Khá. Điều này chứng tỏ Nhà trường đã thực hiện tương đối tốt việc QL mục tiêu GDCTTT cho sinh viên theo mục tiêu chung của giáo dục và theo chỉ đạo của các cấp.

Tuy nhiên, có tới 70,1% CBGV lại cho rằng Nhà trường QL việc cụ thể hóa mục tiêu GDCTTT thành các nhiệm vụ cụ thể chỉ mới đạt ở mức Khá. Mặc dù Nhà trường rất coi trọng QL việc cụ thể mục tiêu công tác GDCTTT cho sinh viên nhưng việc thực hiện vẫn chưa thực sự đạt kết quả tốt.

63

Sở dĩ kết quả chỉ dừng lại ở mức Khá là do việc cụ thể hóa mục tiêu GDCTTT thành từng nhiệm vụ cụ thể và xây dựng thành chương trình GDCTTT cho sinh viên chưa được Nhà trường quan tâm đúng mức. Việc không cụ thể hóa mục tiêu, dẫn đến việc triển khai các nội dung GDCTTT sẽ không đồng đều, thậm chí là chồng chéo nhau, dẫn đến việc kết quả công tác GDCTTT cho sinh viên Nhà trường sẽ không đạt được mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 72 - 75)