Nâng cao nhận thức cho CBGV, sinh viên về công tác GDCTTT nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 91 - 94)

GDCTTT nhằm phát huy tính tự chủ, sáng tạo của sinh viên trong hoạt động rèn luyện CTTT

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc nâng cao nhận thức luôn được xem là một trong những nội dung cơ bản và hết sức quan trọng trong mọi công tác nói chung và công tác GDCTTT nói riêng. Bởi có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Hiện nay, còn nhiều CBGV, SV chưa thực sự nhận định đầy đủ về vai trò, vị trí của

80

mình trong công tác GDCTTT cho sinh viên. Nâng cao nhận thức của CBGV, SV sẽ giúp họ hiểu được bản chất và ý nghĩa của công tác GDCTTT trong giai đoạn hiện nay. Từ đó giúp mọi thành viên trong nhà trường thấy được vai trò của công tác này đối với sự phát triển của mỗi sinh viên, giúp mọi người thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác GDCTTT nói riêng cũng như sự phát triển của Nhà trường nói chung. Giúp mọi người hình thành ý thức, động cơ và có hành động đúng đắn, phù hợp với từng công việc cụ thể. Đặc biệt, đối với sinh viên, khi đã nhận thức đầy đủ sẽ phát huy được tính tự chủ, sáng tạo của mình trong hoạt động rèn luyện CTTT.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức cho CBGV, sinh viên về công tác GDCTTT trên cơ sở động viên, khuyến khích, định hướng cho mỗi cá nhân và tập thể tìm hiểu, nghiên cứu, nắm vững các mục tiêu, nội dung, quy chế, quy định liên quan đến công tác GDCTTT. Đề cao vai trò, vị trí và trách nhiệm của CBQL, CBGV đối với công tác GDCTTT nói riêng và sự phát triển của nhà trường nói chung, đặc biệt là của mỗi sinh viên. Phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo và tích cực của CBGV, SV trong công tác GDCTTT.

Đối với cán bộ quản lý: bản thân người CBQL phải coi công tác GDCTTT và QL công tác GDCTTT là một nội dung cần phải đặc biệt chú trọng trong giai đoạn hiện nay. CBQL phải có ý thức tìm tòi, học hỏi và xây dựng một khung chương trình GDCTTT phù hợp với đặc điểm tình hình của Nhà trường. Bên cạnh đó, CBQL phải có khả năng tập hợp được một đội ngũ các lãnh đạo, chuyên viên, giảng viên,… có nhiều kinh nghiệm trong công tác GDCTTT. Quan tâm đầu tư kinh phí cho các hoạt động cụ thể nằm trong khuôn khổ công tác GDCTTT cho sinh viên. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác GDCTTT. Xây dựng các quy định về chế độ phụ cấp, ưu đãi cho người làm công tác GDCTTT cho sinh viên.

81

Đối với cán bộ, giảng viên: cần xác định được bên cạnh công tác giảng dạy và hoạt động chuyên môn thì công tác GDCTTT cho sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng, mang tính song hành. Từ đó, có ý thức tự trau dồi kiến thức, kỹ năng cho công tác này và đồng hành cùng sinh viên trong mọi hoạt động của công tác GDCTTT. Bên cạnh đó, CBGV cũng cần có ý thức trong việc chủ động tiếp cận, tư vấn, định hướng cho sinh viên trong việc phát huy tính tự chủ, sáng tạo của bản thân trong học tập cũng như rèn luyện. Đối với các phòng chức năng liên quan trực tiếp đến công tác GDCTTT cho sinh viên cần chủ động tham mưu Nhà trường về kế hoạch, nội dung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBGV và SV. Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất các vấn đề có liên quan đến công tác GDCTTT để Nhà trường chỉ đạo sâu sát và có hướng xử lý kịp thời.

Đối với sinh viên: tham gia đầy đủ các buổi tuyên truyền về nâng cao nhận thức. Có ý thức tự tìm tòi, trau dồi và học hỏi trong học tập và rèn luyện. Mạnh dạn, tự tin bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của bản thân của mình cho cố vấn học tập, cho khoa quản lý. Tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức để hình thành cho bản thân sự tự tin, tự chủ và khả năng sáng tạo trong mọi hoạt động. Chủ động báo cáo kịp thời cho cố vấn học tập, giảng viên, lãnh đạo khoa về những cá nhân có biểu hiện tiêu cực. Tự xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập và rèn luyện phù hợp.

Dựa trên việc xác định mục tiêu của biện pháp, tác giả có một số đề xuất sau:

CBQL cần tập trung quán triệt đầy đủ cho toàn thể CBQL, CBGV và sinh viên các Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ và Nhà nước; quán triệt các Quyết định, Quy chế,… của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như của Nhà trường về công tác GDCTTT cho sinh viên.

82

tuyên truyền phù hợp cho từng mốc thời gian cụ thể. Chẳng hạn, tuyên truyền cho CBGV và SV về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về tác hại của thuốc lá;…bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua các buổi sinh hoạt chính trị mở rộng, các chương trình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,…

Nhà trường cũng cần cân đối thời gian hợp lý để triển khai có hiệu quả “Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên” đầu khóa, đầu năm để các sinh viên có thể nắm vững các vấn đề liên quan đến học tập và rèn luyện.

Phòng Công tác chính trị - Sinh viên phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên thực hiện các buổi sinh hoạt lồng ghép nội dung GDCTTT để sinh viên có những nhận thức tốt hơn. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về công tác GDCTTT để CBGV và SV hiểu rõ hơn về công tác này.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác GDCTTT cho sinh viên theo từng chuyên đề như: tập huấn đổi mới phương pháp GDCTTT, tập huấn nâng cao năng lực tư vấn tâm lý, ….

Đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa, hướng tới sự tham gia đông đảo của sinh viên để nâng cao nhận thức và phát huy được khả năng sáng tạo và sự tích cực của sinh viên.

Tổ chức các hội thảo, hôi nghị tổng kết, đánh giá công tác GDCTTT cho sinh viên trong toàn trường.

Bên cạnh đó, Nhà trường cần phải tạo được sự đồng thuận trong tập thể CBGV, SV. Đồng thời, công tác này cần phải có sự hỗ trợ về mặt thời gian và kinh phí để có thể diễn ra thường xuyên và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)