Đánh giá kết quả GDCTTT thông qua việc xây dựng khung đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 108 - 110)

đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên phù hợp với đặc thù hoạt động đào tạo của Nhà trường

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Bất cứ một công tác nào khi triển khai tổ chưc thực hiện đều có bước kiểm tra, đánh giá. Việc kiểm tra, đánh giá sẽ giúp cho CBQL rút ra được

97

kinh nghiệm và hướng khắc phục cho những lần sau. Để việc kiểm tra, đánh giá diễn ra nhanh chóng và hiệu quả cần phải xây dựng được các tiêu chí cũng như nội dung cần đánh giá. Cũng giống như tất các công tác khác, công tác GDCTTT cho sinh viên cũng cần xây dựng cho mình một khung tiêu chí đánh giá riêng thông qua việc xây dựng khung đánh giá kết quả rèn luyện phù hợp với đặc thù đào tạo của Nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hiện nay, Nhà trường đã và đang sử dụng khung đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên làm tiêu chí đánh giá chung cho công tác GDCTTT của Nhà trường. Khung đánh giá này bao quát toàn bộ nội dung về học tập, nề nếp, hoạt động phong trào,…của sinh viên. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khung đánh giá này vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự phù hợp đặc thù đào tạo của Nhà trường. Vì vậy, việc xây dựng một khung đánh giá mới phù hợp với tình hình hiện tại là hết sức cần thiết.

Đối với cán bộ quản lý: hàng năm tổ chức cuộc họp toàn thể lãnh đạo khoa, phòng ban liên quan, lấy ý kiến về việc thay đổi một số nội dung trong khung đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên sao cho phù hợp với tình hình thực tại. Các khoa, phòng đề xuất nội dung cần thay đổi. Khung đánh giá phải được bao quát được các nội dung về học tập, ý thức, rèn luyện,…của sinh viên.

Đối với cán bộ, giảng viên: chủ động góp ý cho lãnh đạo đơn vị về những bất cập của khung đánh giá kết quả rèn luyện. Thực hiện việc đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên một cách chặt chẽ, rõ ràng.

Đối với sinh viên: có ý thức trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện, tiến hành đánh giá kết quả rèn luyện công khai trước tập thể, mạnh dạn phản ánh các tình trạng gian lận trong việc đánh giá và xếp loại rèn luyện.

98

Dựa trên việc xác định mục tiêu của biện pháp, tác giả có một số đề xuất sau:

Thông qua giờ sinh hoạt lớp các cố vấn học tập lấy ý kiến của sinh viên về khung đánh giá kết quả rèn luyện hiện tại. Sau đó, tổng hợp gửi về khoa.

Lãnh đạo khoa sẽ tiến hành thảo luận, đóng góp ý kiến và tổng hợp nội dung đưa lên Phòng Công tác chính trị - sinh viên hoặc thông qua các cuộc họp có liên quan đến công tác đánh giá kết quả rèn luyện. Phòng Công tác chính trị - sinh viên căn cứ vào tình hình thực tế và một số kiến nghị của các khoa sẽ tham mưu cho Ban giám hiệu về việc sửa đổi, bổ sung khung đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên.

Nhà trường cần thành lập Hội đồng đánh giá và sửa đổi, bổ sung khung đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trong đó bao gồm đầy đủ các thành phần: Ban giám hiệu, phòng Công tác chính trị - Sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, phòng Đào tạo Đại học và lãnh đạo các khoa. Việc thành lập Hội đồng sẽ giúp cho công tác đánh giá, sửa đổi trở nên khách quan và phù hợp với điều kiện hiện tại của Nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 108 - 110)