Chỉ đạo cụ thể hóa mục tiêu giáo dục thành các nhiệm vụ cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 94 - 98)

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc cụ thể hóa mục tiêu giáo dục thành các nhiệm vụ cụ thể và xác định các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá hoàn thành mục tiêu sẽ giúp cho nhà

83

trường dễ dàng trong khâu triển khai các nội dung, thuận tiện kiểm tra, đánh giá các nhiệm vụ.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Việc cụ thể hóa mục tiêu giáo dục thành các nhiệm vụ cụ thể và xác định các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá hoàn thành mục tiêu đòi hỏi nhà trường phải nắm vững mục tiêu chung và xác định được đâu là nhiệm vụ trọng tâm.

Đối với cán bộ quản lý: căn cứ mục tiêu của giáo dục nói chung cũng như mục tiêu GDCTTT nói riêng để xây dựng thành các nhiệm vụ cụ thể như:

- Giáo dục sinh viên theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất (đức, trí, thể, mỹ, lao động nghề nghiệp).

- Xây dựng văn hóa trường học, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

- Đẩy mạnh GDCTTT đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho sinh viên. - Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng thời, CBQL cần xây dựng các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá hoàn thành mục tiêu giáo dục nói chung và GDCTTT nói riêng, chẳng hạn như:

Tiêu chuẩn về đội ngũ CNQL, CBGV, có thể bao gồm các tiêu chí: - Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Có đủ số lượng giảng viên, tuyên truyền viên để thực hiện chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và làm công tác GDCTTT.

- Đội ngũ CBGV đảm bảo trình độ đạt chuẩn theo quy định. Giảng dạy đúng chuyên môn được đào tạo; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

84

- Đội ngũ CBGV đủ số lượng, có năng lực chuyên môn và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu.

Tiêu chuẩn về người học, có thể bao gồm các tiêu chí:

- Công tác rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học được thực hiện có hiệu quả.

- Người học được đảm bảo chế độ chính sách xã hội, được khám sức khoẻ theo quy định y tế học đường; được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao và được đảm bảo an toàn trong khuôn viên của nhà trường.

- Công tác Đảng, đoàn thể có tác dụng tốt trong việc rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học.

Đối với cán bộ giảng viên: căn cứ vào từng nhiệm vụ cụ thể, cùng với Nhà trường triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

Đối với sinh viên: hiểu rõ vai trò của mình đối với từng nhiệm vụ giáo dục cụ thể, chủ động phối hợp và tham gia thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.

Dựa trên việc xác định mục tiêu của biện pháp, tác giả đề xuất thêm một số nhiệm vụ như:

Nâng cao chất lượng giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,…

Nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học. Thực tế, phương pháp giảng dạy và tổ chức học tập cho sinh viên hiện tại chưa có sự thống nhất trong toàn bộ chương trình học, việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tuỳ thuộc vào khả năng và sự bố trí sắp xếp của từng giảng viên trên lớp. Chưa có một phương pháp chuẩn cũng như đa dạng các phương pháp giảng dạy có tính bắt buộc đối với giảng viên khi lên lớp. Vì vậy, để chất lượng giảng dạy được nâng cao, Nhà trường cần chú trọng quan tâm đến vấn đề này.

85

Nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy của giảng viên. Việc đứng lớp giảng dạy đòi hỏi giảng viên phải được đào tạo bài bản, có phương pháp sư phạm tốt, tích cực nghiên cứu khoa học, cần nhiều thời gian để đầu tư chiều sâu cho môn học mình giảng dạy. Nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên là ưu tiên hàng đầu. Trước mắt, cần phối hợp với các cơ sở đào tạo sư phạm đầu ngành ở trong nước tổ chức tập huấn, cập nhật bồi dưỡng thường xuyên các kỹ năng, phương pháp sư phạm cho đội ngũ giảng viên hiện có. Trong đó tập trung vào các kỹ năng chuyên môn, áp dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho sinh viên. Về lâu dài, cần chuẩn hoá các tiêu chuẩn chuyên môn và năng lực của giảng viên. Có kế hoạch đào tạo cụ thể trong việc nâng cao năng lực chuyên môn của giảng viên. Ngoài ra, để đảm bảo năng lực của đội ngũ giảng viên ngày một nâng cao, đáp ứng các yêu cầu về chuẩn mực cũng như yêu cầu đào tạo, cần có cơ chế đánh giá và thực hiện việc đánh giá thường xuyên đối với chất lượng giảng dạy và chuyên môn của đội ngũ giảng viên.

Nâng cao năng lực của đội ngũ CBGV làm công tác GDCTTT

Nâng cao năng lực của đội ngũ CBGV làm công tác GDCTTT thông qua việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về nội dung và phương pháp GDCTTT cho sinh viên. Để phát huy được hết vai trò của đội ngũ này, Nhà trường cần thiết phải xây dựng quy trình công tác GDCTTT cho sinh viên một cách khoa học.

Xác định thành phần cán bộ bồi dưỡng gồm có: lãnh đạo các phòng, ban chức năng, lãnh đạo các khoa, các CBGV làm công tác GDCTTT giàu kinh nghiệm.

Đối tượng được bồi dưỡng bao gồm: các CBGV đang phụ trách công tác GDCTTT tại các khoa, phòng, ban chức năng.

Nội dung bồi dưỡng gồm: nội dung, phương pháp của công tác GDCTTT; các chủ trương, chính sách; các vấn đề liên quan đến công tác sinh

86

viên; nâng cao năng lực tư vấn, năng lực quản lý,…

Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục nói chung, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 94 - 98)