Sinh viên là đối tượng không thể thiếu trong công tác GDCTTT. Họ là những người trẻ, luôn tiên phong trong mọi hoạt động. Họ là những con người đang phát triển mạnh về thể chất và tinh thần, giàu ước mơ hoài bão, luôn có mong muốn vươn lên nắm bắt tri thức của nhân loại để tự hoàn thiện mình về mọi mặt.
Sinh viên nhìn chung đều xuất thân từ các giai tầng khác nhau của mọi miền đất nước, với mức thu nhập của gia đình rất khác nhau, tập trung về các trung tâm kinh tế, chính trị các thành phố và thị xã để sống và học tập. Về cơ bản họ mới tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa ra khỏi sự quản lý của thầy giáo, cô giáo ở nhà trường và gia đình, để sống cuộc sống tập thể trong ký túc xá, hoặc trọ học xung quanh các trường đại học và cao đẳng. Tức là với họ vừa mới có cuộc sống tự lập, tự quản và tập thể. Sinh viên thường khá nhanh nhạy trong việc tiếp thu các thông tin mới, cũng như những luồng tư tưởng mới trong xã hội, song khả năng phân tích và chọn lọc còn có những hạn chế. Trong thực tế, nhiều sinh viên còn chưa hiểu sâu về chính trị, lập trường tư tưởng chưa vững vàng, nên dễ dao động, dễ bị lôi kéo...
Lực lượng GDCTTT cho sinh viên là những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác này. Lực lượng GDCTTT cho sinh viên gồm có lực lượng giáo dục trong nhà trường (Ban giám hiệu, giảng viên, cán bộ phòng ban, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên,…) và lực lượng giáo dục ngoài
22
nhà trường (gia đình và xã hội). Các lực lượng này tạo nên 3 môi trường giáo dục lớn, có ảnh hưởng đến việc giáo dục sinh viên, đó là Nhà trường – Gia đình – Xã hội. GDCTTT cho sinh viên là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn xã hội. Trong đó, sự phối hợp giữa ba lực lượng gia đình – nhà trường – xã hội là vô cùng quan trọng.
Một thực tế hiện nay cho thấy phần lớn phụ huynh lại có tư tưởng cho rằng khi con đã là sinh viên, học xa nhà thì trách nhiệm giáo dục sẽ thuộc về nhà trường và hoàn toàn phó thác trách nhiệm giáo dục đó cho nhà trường và xã hội. Họ nghĩ rằng, gia đình chỉ có bổn phận lo đủ cơm ăn, áo mặc, tiền bạc cho con học hành là đủ. Bên cạnh đó, một số phụ huynh lại có sự quan tâm quá mức, khi con cái đòi hỏi gì cũng đáp ứng mà thiếu đi sự kiểm tra, uốn nắn kịp thời, khiến không ít sinh viên trở nên hư hỏng, vô tổ chức, vô kỷ luật. Lỗi này một phần do sự thiếu ý thức của các em, nhưng phần quan trọng là do gia đình. Việc thiếu sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục, đó là căn nguyên dẫn đến sự buông thả, hư đốn của các em.
Từ thực tế trên ta có thể thấy vấn đề GDCTTT cho thế hệ trẻ hiện nay đặc biệt là đối với sinh viên rất cần sự góp sức từ gia đình. Nếu gia đình không có một phương pháp giáo dục đúng đắn thì gia đình nói riêng và xã hội nói chung phải gánh chịu những hậu quả không thể lường trước được. Bên cạnh đó, gia đình cần kết hợp với nhà trường, xã hội trong việc GDCTTT cho các em, không nên phó mặc trách nhiệm giáo dục con em mình cho nhà trường và xã hội. Các bậc phụ huynh phải đầu tư nhiều thời gian hơn nữa, kết hợp trao đổi thông tin với nhà trường để kịp thời động viên thành tích của các em, cũng như kịp thời ngăn chặn các hành vi mang tính tiêu cực.
Nói tóm lại, gia đình là nơi có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, khơi dậy cho bản thân mỗi sinh viên những truyền thống tốt đẹp của gia đình, từ đó giáo dục các em trở thành những con người hiếu thảo. Gia đình còn là nơi tạo
23
điều kiện để các em được tham gia các hoạt động của nhà trường và xã hội, cùng nhà trường giám sát việc học tập và rèn luyện của sinh viên một cách thường xuyên.
Nhà trường là nơi để các bạn sinh viên tham gia học tập, sinh hoạt, rèn luyện. Có trách nhiệm phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục. Trong công tác GDCTTT cho sinh viên thì Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên và đội ngũ làm công tác GDCTTT của nhà trường có một vai trò hết sức quan trọng. Họ có nhiệm vụ tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của SV để góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức, lý tưởng cách mạng cho sinh viên, giúp họ trở thành những con người vừa có tài, vừa có đức. Nhà trường còn có nhiệm vụ giúp sinh viên trở thành những chủ thể sáng tạo, năng động, định hướng cho sinh viên những giá trị chuẩn mực để họ có thể phát huy tài năng và trí tuệ của mình vào công cuộc đổi mới đất nước.
Xã hội là môi trường để sinh viên trải nghiệm, kiểm nghiệm lại những điều đã được học ở nhà trường.