Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các lực lượng (gia đình – nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 104 - 108)

nhà trường – xã hội) trong việc giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng gia đình – nhà trường – xã hội trong việc GDCTTT cho sinh viên được xem là yêu cầu cơ bản để tiến tới xã hội hóa giáo dục. Sự tham gia của các lực lượng này sẽ giúp cho Nhà trường thuận lợi hơn trong việc triển khai các hoạt động GDCTTT trong và ngoài giờ lên lớp. Trên cơ sở đó, sẽ giúp cho việc giáo dục các em trở nên liên tục, thường xuyên và đạt kết quả cao hơn. Giúp hình thành ở sinh viên

93

lập trường, tư tưởng vững vàng, nhận thức đúng đắn hơn về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua đó, các em sẽ có trách nhiệm hơn với nhà trường, gia đình và xã hội.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Đối với cán bộ quản lý: vào mỗi đầu năm học cần lập kế hoạch công tác sinh viên xuyên suốt năm học, trong đó chú trọng đến công tác quản lý thông tin sinh viên, công tác nội – ngoại trú, công tác xét kết quả rèn luyện, khen thưởng, kỷ luật,… Chỉ đạo các đơn vị liên quan làm tốt nhiệm vụ của mình. Cụ thể:

Phòng Công tác chính trị - Sinh viên: cập nhật hồ sơ sinh viên, ngoài những thông tin cơ bản về sinh viên trong đó còn phải có đầy đủ các thông tin như họ tên cha mẹ, hộ khẩu, số điện thoại liên lạc, nghề nghiệp,… để khi có vấn đề xảy ra có thể liên lạc nhanh chóng với gia đình sinh viên. Phòng Công tác chính trị -Sinh viên thường xuyên liên lạc, phối hợp với công an các phường trên địa bàn thành phố để cập nhật tình hình ăn ở của sinh viên.

Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp thường xuyên phối hợp với Phòng Công tác chính trị - Sinh viên trong việc quản lý sinh viên nội trú. Bên cạnh đó, Trung tâm cần phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong việc tìm kiếm các công ty, doanh nghiệp uy tín để sinh viên yên tâm thực tập nghề nghiệp. Đẩy mạnh khâu tìm kiếm các nguồn học bổng tài trợ từ các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để hỗ trợ sinh viên nhiều hơn nữa trong việc học tập và rèn luyện.

Phòng Công tác chính trị - Sinh viên phối hợp với Phòng Đào tạo Đại học, Phòng Kế hoạch – Tài chính và các Khoa trong việc cập nhật tình trạng học tập, tình trạng học phí,….của sinh viên và tiến hành thông báo cho gia đình và địa phương qua nhiều kênh như gửi văn bản, gọi điện, gặp trực tiếp,…

94

Đối với cán bộ giảng viên, đặc biệt là các cố vấn học tập: cần nắm rõ hồ sơ sinh viên, thông tin về gia đình, đặc biệt là nhưng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Lựa chọn cách thức liên lạc phù hợp với gia đình sinh viên. Thường xuyên theo dõi diễn biến tâm lý, tình cảm, hành vi, thái độ của các em. Khi thấy có biểu hiện bất thường hay có những nhận thức sai lệch thì phải can thiệp ngay và liên hệ với gia đình để tìm hiểu nguyên nhân cũng như biện pháp giáo dục thích hợp.

Đối với sinh viên: chủ động cập nhật thông tin cá nhân cho nhà trường khi có sự thay đổi qua nhiều kênh như sổ sinh hoạt lớp, sổ quản lý sinh viên ngoại trú, qua cố vấn học tập, lớp trưởng,…

Dựa trên việc xác định mục tiêu của biện pháp, tác giả có một số đề xuất sau:

Đầu năm học phòng Công tác chính trị - sinh viên lập danh sách sinh viên ngoại trú trên địa bàn thành phố, gửi đến các phường có sinh viên đang cư trú. Nhà trường tổ chức các hội nghị hoặc cử cán bộ phụ trách đến trực tiếp công an Phường để trao đổi bàn bạc biện pháp quản lý. Cuối mỗi học kỳ, công an và chủ nhà trọ tiến hành đánh giá sinh viên thông qua Sổ quản lý sinh viên ngoại trú. Sổ quản lý sinh viên ngoại trú sẽ là một trong những cơ sở để đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên. Nội dung đánh giá của chính quyền địa phương bao gồm việc đánh giá ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, những thành tích đóng góp,…

Vào đầu năm học, cố vấn học tập phải thu thập những thông tin liên quan đến sinh viên như hộ khẩu, lý lịch, số điện thoại liên lạc,…Bên cạnh đó, thường xuyên quan tâm đến tình hình tâm lý, tư tưởng của sinh viên để có sự can thiệp kịp thời.

Nhà trường kết hợp với gia đình và địa phương để tổ chức cho sinh viên đăng ký thực hiện một số cam kết như: không tàng trữ, mua bán và sử

95

dụng ma túy; không hút thuốc lá; tham gia giao thông đảm bảo an toàn;… Hàng kỳ gửi thông báo về gia đình và địa phương để thông báo tình trạng học tập của sinh viên. Tiến tới xây dựng hệ cơ sở dữ liệu SMS để thông tin kịp thời đến gia đình của sinh viên. Đồng thời, xây dựng hệ thống email nội bộ cho sinh viên để sinh viên nắm bắt thông tin kịp thời.

Bên cạnh đó, nếu xây dựng được một cơ chế phối hợp tốt sẽ từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo của nhà trường nói chung cũng như công tác GDCTTT nói riêng. Thông qua mục tiêu của biện pháp, tác giả đề xuất cơ chế phối hợp như sau:

- Sự phối hợp giữa Nhà trường và gia đình

Gia đình sinh viên có trách nhiệm chủ động, tích cực phối hợp cùng nhà trường trong việc giáo dục con em mình.

Cha mẹ sinh viên có các quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về nội dung, chương trình phối hợp và phương pháp giáo dục sinh viên của nhà trường. Yêu cầu nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập và rèn luyện của con em mình; tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em…

- Sự phối hợp giữa Nhà trường và xã hội

Chính quyền địa phương có quyền yêu cầu nhà trường trên địa bàn thông báo định kỳ, hoặc đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục của đơn vị; yêu cầu nhà trường trên địa bàn phối hợp để triển khai, thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ có nội dung liên quan tới giáo dục cho sinh viên.

Tương tự, Nhà trường có nhiệm vụ báo cáo thông tin liên quan đến sinh viên khi có yêu cầu của chính quyền địa phương và thường xuyên liên hệ với địa phương để nắm bắt tình hình sinh hoạt của sinh viên tại địa phương.

96

Gia đình sinh viên có trách nhiệm chủ động, tích cực phối hợp với các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương để giáo dục con em mình; phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của con em mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm theo dõi và thông báo kịp thời tới gia đình sinh viên những trường hợp sinh viên có biểu hiện vi phạm pháp luật.

- Một số nội dung cơ bản trong công tác phối hợp

Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục hàng năm (giáo dục chính trị, pháp luật, đạo đức, thể chất, nếp sống văn hóa, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống tội phạm, tai nạn thương tích, an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường…).

Phối hợp quản lý sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện; giám sát việc học tập, rèn luyện của sinh viên; động viên khen thưởng sinh viên có thành tích.

Phối hợp xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp các trang thiết bị cần thiết phục vụ dạy và học. Huy động mọi nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn.

Phối hợp công tác đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong và ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)