Thực trạng quản lý nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 75 - 80)

sinh viên

2.4.2.1.Thực trạng quản lý nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên và nội dung công tác GDCTTT cần được chú trọng trong giai đoạn hiện nay

QL nội dung GDCTTT cho sinh viên có vai trò hết sức quan trọng đối với CBQL, CBGV. Từ Phụ lục 6 ta có Biểu đồ sau:

Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 87.2% 12.8% 0.0% 0.0% 0.0% 29.9% 70.1% 0.0% 0.0% 0.0%

Biểu đồ 2.11. Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện việc QL mục tiêu công tác GDCTTT của Nhà trường

64

Nhìn vào Biểu đồ 2.12 ta thấy có 69,2% và 30,8% CBGV cho rằng việc Nhà trường quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình GDCTTT theo kế hoạch năm học và theo chỉ đạo của Nhà nước, Bộ GD&ĐT,… là rất quan trọng và quan trọng. Đồng thời, có 61,5% CBGV đánh giá mức độ thực hiện công tác này đạt mức Tốt và 38,5% CBGV đánh giá đạt được ở mức Khá. Điều này chứng tỏ, công tác QL việc thực hiện nội dung, chương trình GDCTTT cho sinh viên đã được thực hiện có kế hoạch rõ ràng và theo đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên.

Bên cạnh đó, hầu hết CBGV cho rằng công tác QL việc lựa chọn nội dung GDCTTT phù hợp với chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ và phù hợp với đặc điểm tình hình sinh viên Nhà trường là vô cùng quan trọng (78,6% lựa chọn rất quan trọng; 21,4% lựa chọn quan trọng). Tuy nhiên, trong khi chỉ có 27,4% CBGV cho rằng nội dung QL này đạt mức Tốt thì lại có tới 72,6% CBGV đánh giá chỉ đạt ở mức Khá. Điều đó chứng tỏ, việc QL

0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0%

Nội dung 3 Nội dung 4

Biểu đồ 2.12. Thực trạng QL nội dung công tác GDCTTT cho sinh viên

Rất quan trọng Quan trọng Phân vân

Không quan trọng

Hoàn toàn không quan trọng Tốt

Khá

Trung bình Yếu

65

lựa chọn nội dung GDCTTT của Nhà trường hiện nay chưa thực sự phù hợp với hình thức đào tạo theo hình thức tín chỉ và đặc điểm tình hình sinh viên.

Từ phụ lục 6 ta thấy có 61,5% CBGV đánh giá việc nhà trường quản lý việc lập kế hoạch công tác GDCTTT cho SV theo văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Bộ GD&ĐT,… là rất quan trọng và 38,5% cho rằng công tác này quan trọng. Điều này chứng tỏ các CBGV đều đánh giá cao tầm quan trọng của việc lập kế hoạch GDCTTT cho sinh viên. Việc lập kế hoạch một cách rõ ràng, chi tiết sẽ giúp việc triển khai thực hiện trở nên thuận tiện hơn. Khi đánh giá về mức độ thực hiện của nội dung này có 64,1% CBVG cho rằng Nhà trường đã thực hiện tốt công tác này. Bên cạnh đó, vẫn có khoảng 35,9% CBGV cho rằng nội dung này chỉ mới đạt mức Khá. Qua tìm hiểu, các CBGV cho biết, có một số chương trình GDCTTT mà Nhà trường tổ chức chưa có kế hoạch rõ ràng nên hiệu quả chưa cao.

Bên cạnh đó, có 45,3% CBGV đánh giá việc Nhà trường quản lý tổ chức triển khai công tác GDCTTT cho sinh viên theo kế hoạch đề ra hàng năm là rất quan trọng, và có 54,7% CBGV cho rằng việc này quan trọng. Từ đó có thể nhận định rằng, hầu hết các CBGV đều đánh giá cao tầm quan trọng của công tác tổ chức triển khai công tác GDCTTT cho sinh viên. Khi đánh giá về mức độ thực hiện nội dung này, có 29,1% CBGV cho rằng Nhà trường tổ chức triển khai công tác GDCTTT chỉ đạt mức Khá. Tuy nhiên, có tới 70,9% CBGV cho rằng nội dung này thực hiện ở mức Tốt. Điều này chứng tỏ việc tổ chức công tác GDCTTT cho sinh viên bước đầu đã có những kết quả nhất định.

Từ Phụ lục 6 ta cũng thấy có 20,5% CBGV cho rằng việc Nhà trường quản lý việc chỉ đạo, thực hiện nề nếp sinh hoạt chính trị tư tưởng trong SV là quan trọng, trong khi đó có tới 79,5% CBGV cho rằng nội dung này rất quan trọng. Từ đó, có thể thấy phần lớn CBGV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý chỉ đạo thực hiện công tác GDCTTT cho sinh viên. Khi đánh

66

giá về mức độ thực hiện công tác này có 23,1% CBGV cho rằng công tác quản lý việc chỉ đạo, thực hiện nề nếp sinh hoạt chính trị tư tưởng trong SV của Nhà trường chỉ đạt ở mức Khá. Tuy nhiên, có tới 76,9% CBGV cho rằng nội dung này đạt ở mức Tốt. Từ kết quả khảo sát trên, ta có thể nhận định công tác quản lý việc chỉ đạo, nền nếp sinh hoạt chính trị tư tưởng trong SV của Nhà trường là tương đối tốt.

Ngoài ra, có 69,2% CBGV cho rằng việc Nhà trường quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả GDCTTT cho sinh viên theo từng năm là rất quan trọng và có 30,8% CBGV cho rằng nội dung này quan trọng. Điều này chứng tỏ, hầu hết các CBGV đều đánh giá đúng tầm quan trọng của việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả GDCTTT cho sinh viên. Tuy nhiên, khi đánh giá về mức độ thực hiện, có tới 58,1% CBGV cho rằng Nhà trường chỉ quản lý nội dung này ở mức Khá, trong khi chỉ 41,9% CBGV cho rằng Nhà trường quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả GDCTTT cho sinh viên đạt mức Tốt. Qua tìm hiểu, một số CBGV cho biết, việc kiểm tra đánh giá công tác GDCTTT chưa được Nhà trường thực hiện thường xuyên và khung đánh giá hiện tại chỉ dừng lại ở 2 hình thức là thông qua điểm các môn học khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,… và kết quả rèn luyện định kỳ của sinh viên, còn các hoạt động khác hầu như không có việc đánh giá rút kinh nghiệm.

Có 70,9% CBGV cho rằng Nhà trường quản lý việc đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên theo định kỳ là rất quan trọng và có 29,1% CBGV cho rằng công việc này quan trọng. Khi đánh giá về việc thực hiện nội dung này, có 67,5%CBGV cho rằng Nhà trường đã thực hiện tốt nội dung quản lý này và có 32,5% CBGV cho rằng Nhà trường mới quản lý nội dung này ở mức Khá. Qua tìm hiểu, một số CBGV cho biết, khung đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên hiện nay vẫn còn một số điểm chưa phù hợp với chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, một số nội dung đánh giá đã cũ không còn phù

67

hợp với tình hình hiện tại.

Nhìn vào Biểu đồ 2.13 ta thấy hầu hết CBGV đều cho rằng Nhà trường cần phải chú trọng đến các nội dung GDCTTT sau: Tình hình thời sự trong và ngoài nước (100%); Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước (98,3); Ý thức dân tộc, ý thức công dân (95,7%); Các chuẩn mực đạo đức và các mối quan hệ xã hội của sinh viên (88,0%). Ta có thể thấy, kết quả khảo sát này hoàn toàn phù hợp với thực trạng nhận thức của sinh viên sau khi tiếp nhận các nội dung GDCTTT (Biểu đồ 2.14).

2.4.2.2.Kết quả GDCTTT cho sinh viên

Từ Biểu đồ 2.14 ta thấy có tới 81,8% SV cho rằng sau khi tham gia vào công tác GDCTTT thì các em nắm vững hơn về nội quy, quy chế của Nhà trường; 58,0% SV có được sự định hướng cho hoạt động học tập, rèn luyện của bản thân. 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0%

Biểu đồ 2.13. Khảo sát nội dung GDCTTT cho sinh viên cần được chú trọng trong giai đoạn hiện nay

Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Nội quy, quy chế của Nhà trường

Các chuẩn mực đạo đức và các mối quan hệ xã hội của sinh viên

Ý thức dân tộc, ý thức công dân

Tình hình thời sự trong và ngoài nước

68

Trong khi đó, tỷ lệ SV nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước dừng lại ở 53,2%; và chỉ 30,6% SV nắm được tình hình thời sự trong và ngoài nước. Từ kết quả trên, ta có thể nhận định Nhà trường mặc dù QL tốt việc thực hiện nội dung GDCTTT theo kế hoạch đề ra, có QL việc lựa chọn nội dung GDCTTT tuy nhiên việc phân bổ nội dung công tác GDCTTT cho sinh viên hiện nay chưa được đồng đều. Dẫn đến nhận thức thu được của SV chưa toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 75 - 80)