Thực trạng về các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo dục chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 68 - 72)

chính trị tư tưởng cho sinh viên

Để làm rõ thực trạng về các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, tác giả đã tiến hành khảo sát CBGV và SV thông qua câu hỏi khảo sát về mức độ thường xuyên quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác GDCTTT cho sinh viên. Kết quả thu được như sau: 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Rất thường xuyên Thường xuyên Bình thường Ít thường xuyên Không tham gia

Biểu đồ 2.6. Thực trạng CBGV tham gia vào công tác GDCTTT cho sinh viên

57

Nhìn vào Biểu đồ 2.7 ta thấy có khoảng 27,4% CBGV cho rằng Nhà trường thực hiện việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác GDCTTT thường xuyên. Tuy nhiên, phần lớn CBGV cho rằng Nhà trường chỉ mới thực hiện việc này ở mức bình thường với tỷ lệ khảo sát là 58,1%. Bên cạnh đó, có khoảng 14,5% CBGV cho rằng Nhà trường ít thường xuyên quan tâm đến việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác GDCTTT sinh viên.

Nhìn vào Biểu đồ 2.8 ta thấy có 27,1% và 47,0% SV cho rằng Nhà trường đã quan tâm ở mức rất thường xuyên và thường xuyên việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác GDCTTT cho sinh viên. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 21,1% SV cho rằng Nhà trường chỉ quan tâm ở mức bình thường và 4,8% SV cho rằng Nhà trường ít thường xuyên đến việc này.

Qua tìm hiểu, hầu hết các CBGV đều cho rằng Nhà trường chưa quan tâm nhiều đến chế độ đãi ngộ cho các CBGV làm công tác GDCTTT. Các nội dung công tác GDCTTT hầu như được tổ chức dựa trên nền tảng cơ sở vật chất có sẵn, kinh phí tổ chức ở mức hạn hẹp. Còn đối với các bạn SV, phần lớn đánh giá thực trạng này thông qua lăng kính hẹp hơn, chủ yếu là các nội dung cụ thể như: các hoạt động ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,… Thông thường, các hoạt động này đều có giải thưởng ở quy mô vừa và nhỏ nên vô hình chung các bạn SV cho rằng Nhà trường đã thường xuyên đầu tư kinh phí cho công tác GDCTTT.

Bên cạnh việc đánh giá mức độ thường xuyên của Nhà trường trong việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác GDCTTT, tác giả cũng đã tiến hành khảo sát đánh giá mức độ hiệu quả của việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác GDCTTT. Kết quả thu được thể hiện ở Biểu đồ 2.9 và 2.10.

58 0% 27% 58% 16% 0%

Biểu đồ 2.7. Thực trạng đánh giá của CBGV về việc đầu tư kinh phí, CSVC cho công tác

GDCTTT của Nhà trường

Rất thường xuyên Thường xuyên Bình thường Ít thường xuyên Không thường xuyên

27%

47% 21%

5% 0%

Biểu đồ 2.8. Thực trạng đánh giá của SV về việc đầu tư kinh phí, CSVC cho công tác GDCTTT

của Nhà trường

Rất thường xuyên Thường xuyên Bình thường Ít thường xuyên Không thường xuyên

59 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Tỷ lệ % 2.6% 52.1% 45.3% 0.0% 0.0%

Biểu đồ 2.9. Thực trạng hiệu quả của việc đầu tư kinh phí, CSVC cho công tác GDCTTT qua

đánh giá của CBGV 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Tỷ lệ % 27.3% 65.5% 7.2% 0.0% 0.0%

Biểu đồ 2.10. Thực trạng hiệu quả của việc đầu tư kinh phí, CSVC cho công tác GDCTTT qua đánh

60

Nhìn vào Biểu đồ 2.7 và 2.9 ta thấy:

Mặc dù có 27,4% CBGV cho rằng Nhà trường thường xuyên đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác GDCTTT nhưng chỉ có 2,6% CBGV cho rằng việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác này đạt hiệu quả Tốt. Phần lớn các CBGV còn lại cho rằng hiệu quả của việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác GDCTTT chỉ mới dừng lại ở mức Khá, thậm chí Trung bình (Khá: 52,1%; Trung bình: 45,3%).

Nhìn vào Biểu đồ 2.8 và 2.10 ta thấy hầu hết SV đều cho rằng Nhà trường thường xuyên đến rất thường xuyên quan tâm đến việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác GDCTTT (trên 47%). Tuy nhiên, phần lớn sinh viên đánh giá hiệu quả của việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác này chỉ đạt ở mức Khá hoặc thấp hơn (chiếm trên 65,5%).

Điều này chứng tỏ, mặc dù Nhà trường đã có động thái quan tâm đến việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác GDCTTT nhưng việc mức độ đầu tư còn thấp, ở quy mô nhỏ, chưa cân xứng với tổng thể chương trình công tác GDCTTT. Việc đầu tư chưa đạt được hiệu quả cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của CBGV, SV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)