Có cảnh ngộ đáng thương: Sớm mồ côi cha ,ở với ông bà ngoại Mẹ đi lấy chồng khác, thỉnh thoảng mới về nhà A liôsa sống những năm tháng tuổi thơ héo hắt ở đây, sớm phải chứng kiến ngay

Một phần của tài liệu giao an van 9 t1 (Trang 144 - 146)

thoảng mới về nhà. A- li-ô-sa sống những năm tháng tuổi thơ héo hắt ở đây, sớm phải chứng kiến ngay trong gia đình những cảnh đời nhức nhối. Ông ngoại Va-xi-li Ca-si-rin là người khó tính, thiếu tình thương, luôn đe nẹt và đối xử với cháu bằng roi vọt tàn nhẫn; hai cậu của A-li-ô-sa thì choảng nhau chỉ vì tranh chấp gia tài; lão đại tá Ôt-xi-an-ni-cốp bên hàng xóm hách dịch, coi khinh những người thuộc tầng lớp dưới... Nhưng A-li-ô-sa cũng gặp những người tốt. Chú được sống trong tình yêu thương của bà ngoại. Bà thường kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, qua đó khơi dậy trong tam hồn trẻ thơ của cậu những tình cảm tốt đẹp; người thợ Xư-ga-nốc có lần đỡ đòn cho A-li-ô-sa cả cánh tay bị bầm tím; những đứa trẻ tội nghiệp đáng yêu trạc tuổi A-li-ô-sa và là con của lão đại tá ốp-xi-an-ni-cốp... Tác phẩm kết thúc bằng sự kiện mẹ qua đời, A-li-ô-sa lúc này mới 10 tuổi phải bước vào đời tự kiếm sống.

- Là đại văn hào Nga , người mở đầu cho văn học cách mạng Nga thế kỉ 20.

- Các tác phẩm nổi tiếng:"Người mẹ","Kiếm sống","Những trường đại học của tôi" 2. Đọc –Tìm hiểu chú thích

- HS đọc đoạn trích

- HS đọc phần chú thích ở sách giáo khoa - HS tóm tắt nội dung đoạn trích

3. Bố cục đoạn trích: 3 đoạn

-Từ đầu..."cúi xuống": Tình bạn tuổi ấu thơ trong trắng" -Tiếp đó..."nhà tao": Tình bạn bị cấm đoán

- Còn lại: Tình bạn tiếp tục

II. Đọc –Tìm hiểu chi tiết

1. Tình bạn của những đứa trẻ * Cơ sở của tình bạn * Cơ sở của tình bạn

-Vì sao lũ trẻ lại chơi thân với nhau?

- Hoàn cảnh lũ trẻ có gì đặc biệt?

? Qua cuộc trò chuyện của bọn trẻ, em có ấn tượng gì về hoàn cảnh và tình cảm của chúng?

? Cách kể chuyện của tác giả ở đoạn truyện này có gì đặc biệt?

Từ đó em thấy hình ảnh bọn trẻ hiện lên như thế nào?

? tình bạn của chúng ra sao?

? Nhân vật A-li-ô-sa hiện lên như thế nào trong tình bạn của cậu?

-Xuất phát từ tình huống:A-li-ô-sa giúp lũ trẻ cứu đứa em nhỏ bị rơi xuống giếng.

- Hoàn cảnh:

+A-li-ô-sa: Mồ côi bố , mẹ đi lấy chồng,ở với ông bà ngoại .Bà ngoại rất yêu thương còn ông ngoại thì khó tính

+Lũ trẻ: Con nhà viên đại tá .Cuộc sống vật chất giàu có, mẹ mất, ở với dì ghẻ.Ông bố khó tính, nghiêm khắc hay cấm đoán hay đánh đòn

-> Những đứa trẻ phải sống trong hoàn cảnh thiếu tình yêu thương. Chúng đến với nhau một cách tự nhiên, hồn nhiên như những đứa trẻ cùng cảnh ngộ.Tuổi thơ cay đắng nhưng cũng có những khoảnh khắc ngọt ngào.

* Nghệ thuật: + ngôn ngữ đối thoại + miêu tả nội tâm

+ kết hợp nhuần nhuyễn chuyện đời thường với truyện cổ tích- > Sinh động và chân thực : Tình bạn gắn bó sâu sắc từ những mất mát và hi vọng , Yêu quý, đồng cảm, chia sẻ mọi buồn vui của bạn.

* Tình bạn bị cấm đoán

? Vì sao những đứa trẻ không được chơi với nhau nữa?

? Nhân vật lão đại tá hiện lên bằng những chi tiết nghệ thuật nào? Cách xây dựng nét tương phản giữa ngoại hình giống như một ông già trong truyện cổ tích với thực tế như vậy có tác dụng gì?

? Khi người cha ấy xuất hiện, bọn trẻ con có hành động gì?

? Cách so sánh ấy có tác dụng gì? ? A-li-ô-sa có cảm nhận như vậy về bọn trẻ, điều đó khẳng định thêm phẩm chất gì của em?

Theo dõi phần cuối văn bản, cho biết: ? Cách tiếp tục chơi của bọn trẻ diễn ra như thế nào?

? Em có nhận xét gì về việc này? ? Bọn trẻ đã kể cho A-li-ô-sa những gì về cuộc sống của chúng? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Em nghĩ gì về cuộc sống ấy?

? Khi tiếp tục kể chuyện cổ tích cho bọn trẻ, A-li-ô-sa đã thể hiện tình bạn như thế nào?

? Hãy nhận xét về nghệ thuật tự sự trong đoạn này.

? Từ đó em hiểu như thế nào về: - Cuộc sống của bọn trẻ? - Về tình bạn của chúng ? - Về A-li-ô-sa? ? Em cảm nhận được từ phần trích những vẻ đẹp và sức mạnh nào của tình bạn?

? Người tạo văn bản là Măc-xim Gorki. Tình bạn của A-li-ô-sa giúp em hiểu gì về tấm lòng của nhà văn đối với những người cô độc, đau khổ?

? Nhà văn giúp em có kinh nghiệm gì khi tự kể chuyện về mình?

- > Ông bố của bọn trẻ có tính cách thô lỗ, lạnh lùng, tàn nhẫn

- Ông bố xuất hiện: Bọn trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, như những con gỗng ngoan ngoãn.

-> Cách so sánh độc đáo, chính xác vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài của ba đứa trẻ vừa thể hiện thế giới nội tâm của chúng. Chúng bị bố áp chế, lẳng lặng cam chịu, đi vào nhà, chẳng dám phản ứng gì

- A-li-ô-sa tỏ sự thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của bọn trẻ-> Đó là tình cảm hết sức tự nhiên, chân thành, bắt nguồn từ sự thấu hiểu và cùng cảnh ngộ.

* Tình bạn tiếp diễn

- Tôi: khoét một lỗ hổng lần lượt... chui sang canh đề phòng

-> Một cuộc chơi đoàn kết, có tổ chức nhưng không bình thường: không đáng bí mật mà phải bí mật, không đáng trốn tránh mà phải trốn tránh.

- Cuộc sống buồn tẻ, những con chim...

-> Một cuộc sống âm thầm và cô độc, thiếu vắng niềm vui, thiếu vắng tình thương của người ruột thịt.

- Đồng cảm, chia sẻ và nâng đỡ. Một tình bạn bền chặt, không gì ngăn cấm được, xuất phát từ nhu cầu được tin yêu và san sẻ.

=> Nghệ thuật: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm:

- Đơn độc, sợ hãi, thiếu tình thương của cha mẹ. Đó là một cuộc sống bất hạnh.

- Yêu quý, gắn bó, thủy chung,... Đó là một tình bạn trong sáng, ấm áp.

- Hiểu biết, chân thành, giàu nhân ái,... Đó là một tình bạn sâu sắc và cao cả.

2. Ý nghĩa của văn bản

- Tình bạn: + gắn bó, thủy chung, chân thành

+ bù đắp tình yêu thương, bớt đi nỗi bất hạnh. + Con người, dù là đứa trẻ, sẽ cao cả lên trong tình bạn của mình.

- Tác giả: có tấm lòng nhân ái, đồng cảm, nâng đỡ, sẻ chia bất hạnh của con người, đặc biệt là trẻ em. ( Liên hệ với nhà văn Nguyên Hồng trong "Những ngày thơ ấu")

(Sống gắn bó với mọi người , sẵn lòng đồng cảm với con

người, nhất là những người bất hạnh; cách kể đan xen các yếu tố cổ tích với đời thường, kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm, tăng cường ngôn ngữ đối thoại của nhân vật).

III. Tổng kết

( HS nhắc lại những nét đặc sắc, tiêu biểu về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích).

- Học bài theo nội dung đã hướng dẫn ở lớp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

***

Thứ 4 ngày 30 tháng 12 năm 2009

Tiết 90 : TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KỲ I

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- Nhận ra những ưu nhược điểm trong bài làm của mình - Biết cách sữa chữa, bổ sung những sai sót

- Rút kinh nghiệm học môn ngữ văn sao cho có hiệu quả.

B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy họcI.Đề ra và yêu cầu cần đạt I.Đề ra và yêu cầu cần đạt

- GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài Hướng dẫn HS xác định những yêu cầu cần đạt về cả nội dung và hình thức

- GV chốt lại theo đáp án biểu điểm (Tiết 85, 86)

1.Đề ra:

2. Yêu cầu cần đạt.

Một phần của tài liệu giao an van 9 t1 (Trang 144 - 146)