Tìm hiểu tácgiả, tác phẩm

Một phần của tài liệu giao an van 9 t1 (Trang 57 - 60)

? Hãy tóm tắt những ý chính về tác giả theo hiểu biết của em.

? Hãy cho biết tên những tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu?

1. Tác giả:

a) Cuộc đời

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)

- Quê nội ở Thừa Thiên Huế – Quê ngoại ở Gia Định - Cuộc đời:

+Đỗ tú tài ở Gia Định

+ Chưa kịp thi tiếp thì mẹ mất bị ốm nặng, mù cả hai mắt, bị bội hôn

+ Về quê mẹ ở Bến Tre, làm nghề bốc thuốc, dạy học + Cùng các lãnh tụ nghĩa quân (Trương Định, Phan Tòng) bàn mưu kế chống Pháp

+ Sáng tác nhiều thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước chống giặc

-> Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời tinh thần lao động, và tấm lòng yêu nước thương dân.

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Giáo viên lưu ý Hs những đặc điểm nổi bật về nội dung, nghệ thuật

+ "Lục Vân Tiên”

+ "Ngư Tiều y thuật vấn đáp" + “Văn tế Trương Định” + “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

+ Nhiều bài thơ Nôm: Chạy giặc","Xúc cảnh"

2. Tác phẩm Lục Vân Tiên

- Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp truyền dạy đạo lý làm người:

+ Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: Tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bạn, tình yêu thương cưu mang những người gặp cơn hoạn nạn

+ Đề cao tinh thần vị nghĩa – cái nghĩa cứu người cứu đời, cứu dân cứu nước.

+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời: Kết thúc có hậu, thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.

- Truyện thơ Nôm, ngôn ngữ nôm na bình dị, có kết cấu gần với truyện dân gian, ít nhiều có yếu tố tự thuật

II. Đọc tìm hiểu chung về đoạn trích

? GV hướng dẫn cách đọc: Giọng rành rọt, chú ý chuyển giọng phù hợp với nhân vật

? Bố cục đoạn thơ như thế nào?

(Hết tiết 1)

II. Đọc tìm hiểu chi tiết:

- GV giới thiệu: Đây là một chàng trai mới 16 tuổi đời, vừa rời trường học, bước vào đời lòng đấy hăm hở, muốn lập công danh " danh tôi đặng rạng, tiếng thầy bay xa", cũng mong thi thố tài năng để cứu người, giúp đời. Gặp tình huống bất bình: bọn cướp Phong Lai ước hiếp dân lành. Đây là thử thách đầu tiên, cũng là cơ hội để hành động. Trong tình huống này, LVT biểu lộ là con người ntn?

? Bọn cướp dược miêu tả như thế nào? ? Khi gặp lũ cướp Lục Vân Tiên đã hành động ra sao?

Em đánh giá thế nào về hành động đó? ? Hành động đánh cướp của Lục Vân Tiên được miêu tả rõ nhất ở hành động nào? Nghệ thuật miêu tả ở đây có gì nổi bật? tác dụng?

? Theo em điều gì đã tạo nên cho LVT sức mạnh ấy? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thảo luận: Hành động đánh cướp của

LVT giống hành động của nhân vật nào

1.Đọc

2.Vị trí: phần đầu tp, khi LVT trên đường về nhà chào

cha mẹ để lên kinh ứng thi

3. Bố cục:2 đoạn

- 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh cướp

- Còn lại : Cuộc trò chuyện giữa LVT và KNN

1. Nhân vật Lục Vân Tiên

* Khi đánh cướp:

+ Hình ảnh bọn cướp: Phong Lai mặt đỏ phừng phừng, quân bốn phía bủa vây bịt bùng-> vừa đông, vừa mạnh, lại hung dữ nhưng bị đánh cho tan tác, tơi bời

+ Hình ảnh vân Tiên:

- Bẻ cây…liều mình xông vô -> Hành động tức thì không mảy may tính toán không đến hiểm nguy

- Kêu rằng: ...-> Thẳng thắn vạch trần tội ác của lũ cướp bất nhân.

-Tả đột hữu xông… khác nào Triệu Tử -> Thành ngữ, hình ảnh so sánh thể hiện võ nghệ tài giỏi, quả cảm, với sức mạnh phi thường .

=> Nghệ thuật tương phản đối lập nhấn mạnh, tô đậm hình ảnh Vân tiên là một hình ảnh đẹp, một anh hùng sánh ngang với dũng tướng Triệu Tử Long trong "Tam quốc chí". Hành động của VT chứng tỏ sức mạnh của tinh thần " vị nghĩa vong thân"( vì việc nghĩa quên thân mình), tài năng của bậc anh hùng sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, và dành chiến thắng trước những thế lực bạo tàn.

(Giống hành động quen thuộc ở truyện cổ tích: một chàng trai tài giỏi cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu... như Thạch

trong truyện cổ tích?

? Sau khi đánh xong lũ cuớp Lục Vân Tiên đã xử sự với Kiều Nguyệt Nga như thế nào? hãy tìm chi tiết miêu tả. ? Nhận xét nghệ thuật tác giả sử dụng ở đây? Tác dụng?

? Em đánh giá như thế nào về câu nói của Lục Vân Tiên: "Làm ơn há dễ trông người trả ơn" và " Nhớ câu kiến ngãi bất vi - Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"

- Giáo viên tóm tắt, bổ sung

? Trong đoạn thơ này,nhân vật KNN được khắc họa là người ntn? để thể hiện điều đó, tác giả NĐC đã miêu tả về nhân vật này bằng những chi tiết nthuật nào?

? Qua những lời lẽ của Kiều Nguyệt Nga em có nhận thấy đây là một cô gái như thế nào?

? Em có nhận xét gì ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ?

? Cách miêu tả nhân vật trong đoạn thơ có gì đặc biệt?

? Qua đoạn thơ em hiểu điều gì về Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga?

Sanh đánh Đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga( Truyện Thạch Sanh). Mô típ kết cấu đó thường biểu hiện niềm mơ ước của tác giả và cũng là của nhân dan: trong thời buổi nhiễu nhương, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời. Và sâu xa hơn là chống lại các thế lực tàn bạo chà đạp lên cuộc sống con người.)

* Khi gặp Kiều Nguyệt Nga: - Hỏi han : Ai than khóc làm ơn ...

-> Miêu tả ngôn ngữ đối thoại gần gũi, bình dị -> Khắc họa tính cách nhân vật: Là người chính trực, cư xử lịch thiệp, tế nhị theo đúng đạo đức lễ nghi phong kiến , có thái độ khiêm nhường, có tấm lòng nhân hậu biết quan tâm chia sẻ, biết an ủi động viên chân thành đối với người bị nạn

- Liền cười: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làm ơn há dễ trông người trả ơn Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

-> Thể hiện một quan niệm sống đẹp đẽ: Cứu giúp người khác không bao giờ mong trả ơn , thấy việc nghĩa mà không làm không phải là ngưòi anh hùng- tức là làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên của người anh hùng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của bậc anh hùng hảo hán “ trọng nghĩa khinh tài”. Với những nét tính cách đó, hình ảnh LVT là hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà NĐC gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.

2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Thưa rằng...

làm con đâu giám cãi cha quân tử, tiện thiếp

xin theo...báo đức thù công

-> Miêu tả ngôn ngữ nhân vật vừa nhẹ nhàng, vừa rõ ràng khúc chiết, có tình có lí

-> Ngợi ca sự đằm thắm, thùy mị, nết na, đặc biệt là tấm lòng trọng ơn nghĩa của một tiểu thư khuê các, gia giáo .

(GV: Cảm ơn đức của LVT, KNN đã tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với chàng trai khảng khái, hào hiệp đó và dám liều mình để giữ trọn ân tình, thủy chung với chàng. Nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho hình ảnh KNN chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người bao giờ cũng xem trọng ơn nghĩa “ơn ai một chút chẳng quên”. )

III.Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam Bộ

- Miêu tả nhân vật chủ yếu qua miêu tả hành động, lời nói

2.Nội dung: Khắc hoạ vẻ đẹp của 2 nhân vật

- Lục Vân Tiên: Tài ba, dũng cảm, phi thường, trọng nghĩa khinh tài

- Kiều Nguyệt Nga: Hiền hậu, nết na, ân tình

IV. Luyện tập:

- Hs đọc diễn cảm đoạn truyện.

HĐ3. Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Học thuộc đoạn thơ

- Chuẩn bị bài "Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự" - Soạn bài "Lục Vân Tiên gặp nạn"

***

Thứ 4 ngày 14 tháng 10 năm 2009 Tiết 39: TRAU DỒI VỐN TỪ

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs

- Thấy được vai trò vủa việc trau dồi vốn từ trong nói, viết và phát triển các năng lực tư duy, giao tiếp.

- Tích hợp với văn qua các văn bản đã học

- Rèn luyện kĩ năng mở rộng vốn từ và chính hoá vốn từ trong giao tiếp và viết văn bản

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án, một số tình huống sử dụng từ ngữ không chính xác thường gặp, bảng phụ ghi các bài tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hs: Đọc kĩ bài nghiên cứu để tìm ra phương án trả lời các câu hỏi trong sgk

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ:

- Thuật ngũ là gì? cho ví dụ

- Hãy cho biết đặc điểm của thuật ngữ?

HĐ2: Dạy học bài mới

Một phần của tài liệu giao an van 9 t1 (Trang 57 - 60)