I Đáp án, biểu điểm:
4. Nội dungcủa văn bản tự sự ở SGK ngữ văn 9:
- Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
- Vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận .
- Vai trò, tác dụng của đối thoại độc thoại của việc thay đổi hình thức người kể chuyện trong văn bản tự sự.
*** * *
Tuần 18 ( Từ tiết 83 - 86 ) Thứ 7 ngày 19 tháng 12
năm 2009
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hệ thống hoá kiến thức về văn bản thuyết minh và văn bản tự sự - Tích hợp với các văn bản Văn và các bài Tiếng Việt đã học
- Rèn luyện kĩ năng phân tích văn bản tự sự và cách viết văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, nghị luận.
B. Lên lớp:
HĐ1: Kiểm tra bài chuẩn bị ở nhà HĐ2: Dạy học ôn tập
I.Ôn tập các nội dung cần có trong văn bản tự sự được học ở lớp 9
a. Đối thoại:
+ Hình thức trao đổi lời nói qua lại giữa hai nhân vật. + Trước mổi lượt lời có dấu gạch ngang.
b. Độc thoại:
+ Lời nói, ý nghĩa của nhân vật tự nói với chính mình hoặc với một ai đó trong tưởng tượng. + Lời nói đựơc thốt ra thành lời.
+ Trước câu nói có gạch đầu dòng - Độc thoại nội tâm :
+ Lời nói,ý nghĩ của nhân vật tự nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng nhưng không nói ra thành lời..
+ Trước lời nói không có gạch đầu dòng
-> Vai trò: Góp phần thể hiện nhân vật khắc hoạ tính cách nhân vật
c. Người kể chuyện
- Người kể lại câu chuyện, có thể xuất hiện trong văn bản hoặc có thể giấu mình, có thể kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba,