Các nhân vật khác: a, Nhân vật ông họa sĩ:

Một phần của tài liệu giao an van 9 t1 (Trang 112 - 113)

- Là cuộc trao đổi của những người đàn bà đi tản cư Có ít nhất là hai người đang nói chuyện với nhau Dấu

2.Các nhân vật khác: a, Nhân vật ông họa sĩ:

a, Nhân vật ông họa sĩ:

- Ông họa sĩ vừa là một nhân vật trong câu chuyện, vừa là điểm nhìn trần thuật của tác giả, thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của tác giả. Nhân vật này có vai trò đặc biệt quan trong trong truyên- sau nhân vật chính- anh thanh niên.

- Cảm nhận về thiên nhiên: Đẹp một cách kì lạ: nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây...

-> Năng lực quan sát kết hợp với trí tưởng tượng đầy cảm xúc và bay bổng ->Tâm hồn nhạy cảm, tha thiết với vẻ đẹp của Sa Pa, cũng là vẻ đẹp của đất nước.

- Tình cảm với anh thanh niên: Xúc động mạnh nghĩ thầm , đáng yêu, quyết định vẽ chân dung anh thanh niên...Bởi vì cách sống cao đẹp của người thanh niên này có sức mạnh khơi dậy cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật. Hình ảnh của anh là nguyên mãu cho sự sáng tạo nghệ thuật mà không cần tưởng tượng, hư cấu.

=> Đây là một nhân vật rất gần với quan điểm trần thuật của tác giả. Qua quan sát, ý nghĩ của ông họa sĩ- một người từng trải cuộc sống và am tường nghệ thuật, nhân vật chính hiện ra rõ nét và đẹp hơn, đồng thời lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh về ý nghĩa cuộc sống, về nghệ thuật.

? Nhân vật cô gái đã để lại cho em ấn tượng gì?

? Đưa nhân vật này vào trong truyện có tác dụng nghệ thuật gì?

? Nếu thiếu nhân vật này thì câu chuyện sẽ ra sao?

? Qua lời kể của anh thanh niên ta còn được biết thêm về một số nhân vật khác. Những nhân vật ấy có gì đặc biệt?

? Theo em việc xây xựng các nhân vật phụ có tác dụng gì?

? Tại sao tg không gọi tên cụ thể cho các nhân vật, kể cả nhân vật chính ?

? Em có nhận xét gì tình huống xây xựng truyện và về chất trữ tình của truyện?

? Theo em chủ đề của truyện ngắn là gì?

b. Nhân vật cô kĩ sư

- Nhân vật này rất ít nói, trong chuyến đi cùng với ông họa sĩ già, cô đã tình cờ được gặp và làm quen với anh thanh niên. Những điều anh nói, những việc anh làm, cả những chuyện anh kể về người khác đã khiến cô " bàng hoàng" và hiểu thêm cái thế giới dũng cảm mà cô độc của những con người làm công biệc cô độc như anh. Quan trọng hơn, qua đó, cô kiểm nghiệm lại, việc cô dứt bỏ mối tình nhỏ nhặt, hời hợt để quyết định lên công tác ở miền núi là đúng đắn. Đó là sự bừng tỉnh của một tình cảm lớn lao , đẹp đẽ khi ngưòi ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả từ cuộc sống , tù tâm hồn của người khác.

- Nhân vật này đưa vào trong câu chuyện làm cho câu chuyện người thanh niên mềm hẳn đi, thoát khỏi cái dáng bút kí đi đường, có dáng dấp một câu chuyện tình yêu- một tình yêu thoáng gặp mà cuộc sống đã ngẫu nhiên ban tặng hai con người trẻ tuổi. Đó là sự đồng cảm của thé hệ, của lý tưởng thanh niên Việt Nam thời đánh Mỹ.

c. Nhân vật bác lái xe

Làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn, kích thích sự tò mò, tìm hiểu của người đọc. Bác lái xe đi nhiều, quen thuộc tuyến đường, giới thiệu trước cảnh sắc, con người, đặc biệt là nhân vật trung tâm của câu chuyện để ông họa sĩ và cô kĩ sư hồi hộp và nóng lòng đón gặp.

d. Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa: hằng ngày ngồi

trong vườn chăm chú quan sát cách lấy mật của ong rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào.

Một phần của tài liệu giao an van 9 t1 (Trang 112 - 113)