Tâm trạng của nhân vật tôi khi lên đường xa quê.

Một phần của tài liệu giao an van 9 t1 (Trang 134 - 136)

I Đáp án, biểu điểm:

3. Tâm trạng của nhân vật tôi khi lên đường xa quê.

=> Xấu xí, tham lam đến độ trơ trẽn, lưu manh, mất hết vẻ lương thiện, chân thật của người nông dân quê mùa.

- Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo khổ khiến làng quê ngày một tàn tạ, con người ngày 1 khổ sở, hèn kém và bất lương.

* Tâm trạng “tôi”: Xót thương, bất lực, căm ghét. Thái độ của nhân vật tôi trước những sự thay đổi của con người làng quê: càm thương trước cuộc sống lạc hậu, mụ mãm đói nghè của người nông dân, căm phẫn chế độ phong kiến…Đó cũng là tấm lòng nhân đạo của nhà văn Lỗ Tấn.

Tiết 3:

3. Tâm trạng của nhân vật tôi khi lên đường xa quê. quê.

Theo dõi phần cuối văn bản

?Trên thuyền rời quê, cảm xúc và tâm trạng của "tôi" như thế nào?

?Tôi nghĩ gì? cảm thấy gì?

?Vì sao khi rời cố hương, "tôi" lại cảm thấy lòng không chút lưu luyến và vô cùng lẻ loi, ngột ngạt.

?Sự đối chiếu thời gian và không

- Lòng không chút lưu luyến lẻ loi, ngột ngạt

Hình ảnh đứa trẻ...mờ nhạt...ảo não.

-> Cố hương không còn trong lành, đẹp đẽ, ấm áp như xua với người bạn như Nhuận Thổ, với người hàng xóm như chi Hai Dương và ngôi nhà thân thuộc yêu dấu. Cố hương bây giờ chỉ còn là xơ xác, nghèo hèn, xa lạ từ cảnh vật đến con người.

gian ở phần đầu và ở phần này như thế nào?

?Nhận xét về nghệ thuật của tác giả khi xây dựng thời gian và không gian ấy.

?Hiệu quả như thế nào?

?Hình ảnh Hoàng và Thủy Sinh gợi em suy nghĩ điều gì về mong ước của nhân vật “tôi”?

?"Một cuộc đời mới", như mong ước của nhân vật "tôi" sẽ là cuộc đời như thế nào?

?Trong truyện có những hình ảnh con đường nào?

?Ý nghĩ cuối cùng của nhân vật "tôi": "Trên mặt đất vốn làm gì có đường.Người ta đi mãi thì thành đường thôi".

?Em hiểu ý nghĩ này như thế nào?

?Nếu bỏ hình ảnh ấy, liệu giá trị của truyện ngắn có bị giảm đi không?

?Vì sao khi mong mỏi và hy vọng cuộc đời mới cho cố hương, nhân vật tôi lại nghĩ đến con đường "đi mãi thì thành".

?Những phương thức biểu đạt nổi bật nào được sự dụng trong phần cuối văn bản này?

?Từ đó, nhân vật tôi đã tự bộc lộ tư tưởng, tình cảm nào đối với cố hương?

IV. Tổng kết

?Về nghệ thuật, truyện ngắn đạt được

Thời gian xa quê: hoàng hôn Không gian về quê: trên thuyền Không gian xa quê: Trên thuyền

=> Thời gian và không gian nghệ thuật, biện pháp so sánh đối chiếu, thể hiện niềm hy vọng vào sự thay đổi phát triển của quê hương.

- Hoàng và Thủy Sinh: gắn bó, vô tư, hồn nhiên - là hình ảnh của Tấn và Nhuận Thổ 20 năm về trước.

Mong cho thế hệ con cháu "không bao giờ phải cách bức nhau, không phải chạy vạy như tôi, không phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ, không phải khốn khổ mà tàn nhẫn như bao nhiêu người khác. Chúng nó cần phải sống 1 cuộc đời mới, 1 cuộc đời mà chúng tôi chưa từng sống.

-> Làng quê tươi đẹp.Con người tử tế, lương thiện, tự làm chủ.

- Một cánh đồng cát, màu xanh biếc... vầng trăng tròn vàng thắm.

-> Ước mong yên bình, ấm no cho làng quê.

* Hình ảnh con đường

-Hình ảnh con đường với nghĩa đen: con đường thủy, đường sông đưa nhân vật "tôi" về quê và đưa gia đình "tôi" rời quê. Hình ảnh con đường sông nước này cũng phần nào có ý nghĩa khái quát biểu trưng cho sự thay đổi luân chuyển của cuộc sống, con người như nước, như dòng chảy không ngừng của sông.

- Con đường trên mặt đất: Kì thực trên mặt đất vốn là gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.

=> Hình ảnh biểu trưng, biểu tượng, khái quát triết lý về cuộc sống con người, hiện tại đến tương lai. Đó là con đường đến tự do, hạnh phúc của con người, con đường của tự nhiên hành động, dựng xây và hi vọng của con người.

Con đường không tự nhiên mà có, không do thần linh hay chúa trời ban tặng mà là do chính con người, nhiều người đi mãi, đi nhiều, góp phần tạo dựng nên. Cũng như những con đường trên mặt đất, mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn. Nhưng nếu muốn, bằng cố gắng và kiên trì, con người sẽ có tất cả.

Ông muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu cuộc sống nghèo hèn, áp bức.

Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no, hạnh phúc cho quê hương.

Nghệ thuật: Phương thức biểu cảm và nghị luận.

=> Khơi dậy tinh thần không cam chịu áp bức, nghèo hèn cho dân làng.Tin vào cuộc đổi đời của quê hương.Đó là biểu hiện của 1 tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt.

1. Nghệ thuật:

- Truyện ngắn đậm chất hồi kí, chất trữ tình và nghị luận.

những thành công gì?

?Nội dung của truyện là gì? Ghi nhớ: (SGK )

- So sánh, đối chiếu giữa hiện tại và quá khứ.

- Sáng tạo những hình ảnh biểu trưng, biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý.

2. Nội dung:

+ Bức tranh quê hương: Cảnh vật tiêu điều, xơ xác, con người già nua, xấu xí, nghèo hèn, đần độn, mê muội.

Cố hương cũng là bức tranh thu nhỏ của xã hội, đất nước. Những thay đổi mà Lỗ Tấn đã miêu tả trong "Cố hương" là những thay đổi có tính điển hình của xã hội Trung Quốc cận đại.

+ Tình cảm, tư tưởng của nhân vật "tôi".

- Chua xót trước một làng quê đã từng tươi đẹp, nay tàn tạ và yếu hèn.

- Phê phán sự trì trệ, đen tối của XH phong kiến.

- Đặt ra vấn đề con đường của người nông dân, của toàn xã hội.

+ Tình cảm, thái độ của tác giả

- Ghê sợ xã hội phong kiến làm cho con người trở nên u tối, đần độn, không tạo cho người nông dân cơ hội sống tốt đẹp.

- Tha thiết, lo lắng cho vận mệnh của quê hương và của đất nước.

V. Luyện tập

Thực hiện yêu cầu ở SGK

HĐ4: Hướng dẫn về nhà

- Học bài

- Soạn bài ôn tập Tập làm văn

***

Tuần 17 ( Từ tiết 79 - 82 ) Thứ 6 ngày 11 tháng 12 năm 2009

Tiết 79 : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS

- Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài viết của mình

- Rút kinh nghiệm về cách làm bài văn tự sự có sử dụng hợp lí các yếu tố miêu tả, độc thoại, độc thoại nội tâm, nhất là yếu tố nghị luận…

- Thấy được sự cần thiết của việc học và nắm chắc nội dung văn bản.

Một phần của tài liệu giao an van 9 t1 (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w