? Theo em nhân vật MGS xuất hiện trong đoạn trích này với tư cách gì?
?Hãy nhận xét cách dùng từ ngữ của tác giả?
? Em có nhận xét gì những câu trả lời của MGS ?
- GV mở rộng thêm: MGS ở Lâm Tri chứ không phải ở Lâm Thanh, câu trả lời đã chứa đựng sự giả dối
? Ngoại hình của MGS được miêu tả qua những chi tiết nào?
Những chi tiết ấy cho em cảm nhận được điều gì về vẻ ngoài của MGS
- GV bình thêm: Với lứa tuổi ngoại
tứ tuần thông thường người đàn ông chọn cách trang phục thể hiện sự đứng đắn, nghiêm túc nhưng ở đây MGS đã trau chuốt, tỉa tót chọn phục sức để có vẻ trẻ hơn – Từ cái vẻ ngoài ấy đã toát lên cái vẻ trai lơ, lố bịch.
? Nhân vật MGS không chỉ được miêu tả về ngoại hình mà còn được khắc hoạ qua hành động đó là những hành động nào? Hãy phân tích
- GV diễn giảng thêm:
Sự thô lỗ vô văn hoá của MGS thể hiện ở chỗ không hề biết đến cái phép tắc, cách cư xử tối thiểu của một người khách là phải tôn trọng chủ nhà dành chổ ngồi trang trọng cho chủ nhà mà
1. Đọc:
2. Vị trí đoạn trích:
- Đoạn thơ thuộc phần: Gia biến và lưu lạc.
Tóm tắt: Gia đình Kiều bị tên bán tơ vu oan giáo hoạ. Vương Ông và Vương Quan bị bắt giữ, bị đánh đập dã man, nhà cửa bị sai nha lục soát vơ vét mọi của cải. Thuý Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình thoát khỏi tai hoạ. Được mụ mối mách bảo MGS tìm đến mua Kiều
1.Nhân vật Mã Giám Sinh
- Viễn khách, Vấn danh –> Cách dùng từ Hán - Việt –> Lời giới thiệu có vẻ trang trọng, nhưng mập mờ không rõ ràng tên, quê quán.
- Lời nói:Trả lời cộc lốc, vắn tắt, gợi cảm giác khó chịu. Trong câu thơ trả lời của y còn chứa đựng một sự mập mờ không rõ ràng. Bởi y được giới thiệu là "khách" ở xa tới nhưng lại trả lời là ở "Huyện Lâm Thamh cũng gần"
- Tuổi tác,ngoại hình + Ngoại tứ tuần + Mày râu nhẵn nhụi + Áo quần bảnh bao
-> Vẻ ngoài cũng tô vẽ, chải chuốt, tỉa tót quá kĩ lưỡng không phù hợp với lứa tuổi gợi cảm giác khó chịu, thiếu thiện cảm
- Hành động:
+ Trước thầy sau tớ lao xao gợi sự ồn ào láo nháo, chen lấn xô đẩy nhau không có tôn tư trật tự giống như một đội quân ô hợp chứ không có vẽ gì trang trọng nghiêm túc của những nguời đi hỏi vợ.
+Ngồi tót sổ sàng –> Hành động thô lỗ, hỗn hào, kệch cỡm, trở nên bất lịch sự , thể hiện sự chuyển biến mau lẹ của MGS từ một viễn khách có vẻ ngoài bảnh bao trở thành một kẻ vô văn hoá, cái mặt nạ bề ngoài của y có công phu tỉa tót vẽ vời đã bị rơi tuột xuống chỉ còn trơ ra
lại "tót" lên chễm chệ ở vị trí đó.
? Qua những ngôn từ miêu tả MGS em có thể nhận thấy được thaí độ gì của tác giả?
? Bản chất của MGS được thể hiện rõ qua sự việc nào? Hãy tìm những từ ngữ miêu tả hành động của MGS và đánh giá bản chất của MGS? ? Cách dùng từ ngữ của ND như thế nào? ? Em hiểu thêm gì về MGS? Hắn là một kẻ như thế nào? một kẽ thô lỗ, vô học.
=> Giới thiệu MGS là kẻ vô học, bịp bợm, xảo trá
- Việc mua bán Kiều.
Hành động: ép, thử, tuỳ cơ, cò kè, bớt , thêm, ngã giá- > Cách dùng từ ngữ chọn lọc đắt giá diễn tả được bản chất con buôn keo kiệt, bủn xỉn, tính toán chi ly, mặc cả mang đậm tính chất buôn bán thể hiện bản chất, bỉ ổi đê tiện giả dối, vì tiền của MGS .
- Y đối xử với Kiều như một món hàng, y cân đong đo đếm cả nhan sắc và tài hoa, y cẩn thận so đi tính lại, nhìn ngược , ngắm xuôi
Y lạnh lùng vô cảm trước gia cảnh của Kiều trước nỗi đau khổ tủi nhục của nàng.
Y dùng mọi thủ đoạn, manh mối tính toán chi li dìm giá, lại dùng lời lẽ ngọt nhạt văn hoa để mua được món hàng rẻ nhất
=> MGS thực chất là một tay buôn thịt bán người sành sỏi, vì tiền mà táng tận lương tâm
( hết tiết 1)
? Nỗi lòng, tâm trạng của Thuý Kiều được ND miêu tả qua những từ ngữ hình ảnh nào?
ý nghĩa của từ ngữ hành động đó? ? Em có nhận xét gì về các hình ảnh mà Nguyễn Du sử dụng miêu tả Thuý Kiều?
? Hãy so sánh với đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" và rút ra sự khác nhau về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong hai đoạn trích,
III. Tổng Kết:
? Hãy đánh giá chung về nội dung nghệ thuật của đoạn trích.
IV. Luyên tập:
- Hs đọc diễn cảm đoạn thơ
? Theo em giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của đoạn thơ là gì?
2. Tâm trạng Thuý Kiều
- Các từ ngữ, hình ảnh: + Nỗi mình thêm tức nỗi nhà + Lệ hoa mấy hàng
+ Ngại ngùng…thẹn + Mặt dày
-> Các hình ảnh ước lệ, tượng trưng, nghệ thuật đối ngữ: Gợi tả
- Tâm trạng đau khổ, uất ức, tủi nhục, ê chề, xấu hổ. Bao trùm tâm trạng Kiều là sự đau đớn, tái tê
Hình ảnh Thuý Kiều thật tội nghiệp, đáng thương, hoàn tòan thụ động trong tay mụ mối. Nàng dường như chỉ là cái xác không hồn
- Sự khác nhau:
+ Trong "chị em Thuý Kiều" Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để gợi tả vẻ đẹp tuyệt mỹ của chị em Kiều với thái độ trân trọng.
- Trong "Mã Giám Sinh mua Kiều" sử dụng bút pháp tả thực để phơi bày, bóc trần bản chất con buôn bỉ ổi, vì tiền, thể hiện thái độ căm phẫn khinh bỉ tột độ của Nguyễn Du .
1. Nội dung: Đoạn thơ có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc - Đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của MGS, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài của người phụ nữ.
2. Nghệ thuật:
Dùng bút pháp tả thực miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật.
+ Phơi bày hiện thực về xã hội phong kiến đen tối, sâu xa – Một xã hội đã bị thế lực đồng tiền chi phối.
+ Phản ánh thực trạng của số phận người dân, hiện thực bi kịch của người phụ nữ .
+ Giá trị nhân đạo:
- Bày tỏ thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người đồng thời tố cáo các thế lực đồng tiền chà đạp lên con người: Thực hiện qua cách miêu tả MGS với cách nhìn mỉa mai, châm biếm, lên án – ND đã tố cáo thế lực đồng tiền: Biến nhan sắc thành món hàng tủi nhục, biến kẻ táng tận lương tâm thành kẻ mãn nguyện, tự đắc thế lực đồng tiền, cùng với thế lực lưu manh , thế lực quan lại đã vào hùa với nhau tàn phá gia đình Kiều, tàn phá cuộc đời Kiều .
- Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp chà đạp. Nhà thơ như hoá thân vào nhân vật để nói lên nỗi đau đến tủi hổ của Thuý Kiều.
HĐ3. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài, chuẩn bị làm bài tập làm văn số 2( Văn tự sự)
* * *
Thứ 3 ngày 7 tháng 10 năm 2009
Tiết 34 +35: BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 2
( Văn tự sự)
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày.
B. lên lớp:I - Đề bài: I - Đề bài:
Tưởng tượng hai mươi năm sau, em trở lại thăm trường cũ. Hãy viết thư cho người bạn học( hoặc thầy cô) hồi ấy kể lại cuộc gặp gỡ đầy xúc động đó.