Gv chuyển tiếp: Bài thơ có mở đầu bằng những chiếc xe không kính trụi trần ,

Một phần của tài liệu giao an van 9 t1 (Trang 79 - 80)

bằng những chiếc xe không kính trụi trần , trầy xước vì bom đạn Mỹ.Vậy đằng sau những chiếc xe không kính ấy là những người lính như thế nào?

? Hình ảnh người lính được khắc hoạ bởi những chi tiết nào? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?

? Trong hai khổ thơ đó hình ảnh người lính được khắc hoạ như thế nào?

Giọng thơ ở đây có gì đặc biệt?

? Trong hai khổ thơ tiếp theo tác giả đã khắc hoạ những sinh hoạt của người lính ra sao?

1. Tác giả:

- Phạm Tiến Duật sinh năm1941 mất 2008- quê ở Phú Thọ

- Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ

- Thường viết về người lính và các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

- Phong cách thơ: Sôi nổi trẻ trung tinh nghịch và sâu sắc .

2 Tác phẩm:

- Sáng tác năm 1969

- Rút trong tập thơ "Vầng trăng quầng lửa"

1. Hình ảnh chiếc xe không kính

- Bài thơ có nhan đề độc đáo, mới lạ - Một hình ảnh không có gì là nên thơ nhưng đã khơi nguồn cảm xúc của tác giả và nó trở thành bài thơ độc đáo.

- Không kính không phải là không có kính. Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

->Hai câu thơ mở đầu có giọng điệu thản nhiên. Lời thơ không cầu kì hoa mĩ mà tự nhiên như lời nói thường .NT điệp ngữ, Kiểu câu phủ định…-> Gợi cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh. Bom giật, bom rung đã làm cho những chiếc xe trở nên trơ trụi .

- Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước

-> NT điệp ngữ, liệt kê, tăng tiến nhấn mạnh nổi bật hơn hình ảnh những chiếc xe không kính bị chiến tranh tàn phá, hư hỏng nặng nề tưởng chừng như không thể sử dụng được nữa…

=> Miêu tả những chiếc xe là để khẳng định, làm nổi bật hình ảnh của những người lính với biết bao phẩm chất tốt đẹp.

2. Hình ảnh những người lính lái xe

Ung dung

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường

Thấy sao trời và cánh chim -> Nghệ thuật:+ điệp từ

+ hình ảnh giàu tính gợi cảm

-> diễn tả tư thế ung dung hiên ngang ,bình tĩnh, tự tin và thanh thản. Mặt khác diễn tả một cách chân thực , sinh động cảm giác thị giác của người lính, diễn tả tâm hồn bay bổng lãng mạn của người lính.

- Không có kính –ừ thì… có bụi- tóc lấm Không có kính- ừ thì … ướt áo

-> Giọng điệu ngang tàng đùa tếu nghịch ngợm, ngôn ngữ đời thường tự nhiên, tạo nên sự trẻ trung tinh nghịch , diễn tả sự bất chấp coi thường gian nguy; Thể hiện vẻ ngang tàng, đáng yêu, đầy sức sống của người

? Hai câu thơ cuối có sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng như thế nào?

III. Tổng kết

? Theo em bài thơ có những nét đặc sắc gìvề mặt nghệ thuật ? nội dung?

? Bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh người lính như thế nào?

IV. Luyện tập:

? Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về hình ảnh người lính trong bài "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"?

Thảo luận: So sánh với bài thơ "Đồng chí để thấy được bước phát triển về tư tưởng, tình cảm của người lính cụ Hồ.

Một phần của tài liệu giao an van 9 t1 (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w