rợn nối tiếp : Thế là tuyệt vọng đường sinh sống. Sau đó ông lại có ý nghĩ: Hay là quay về làng nhưng sau đó ông lại bỏ ý nghĩ ấy, và Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù.
-> Tin làng theo Tây là một nỗi ám ảnh day dứt, nỗi bất an, khiến ông nơm nớp, sợ hãi , tủi nhục, tuyệt vọng; đồng thời thể hiện thái độ dứt khoát rạch ròi của ông Hai dối với làng. Thù Làng cũng là một biểu hiện sâu sắc của tình yêu làng, là yêu nước.
( Hết tiết 1)
*Hs đọc lại đoạn văn
- GV gợi dẫn: Dù đã xác dịnh dứt khoát tình cảm của mình nhưng ông làm sao từ bỏ được làng quê- nơi ông đã từng yêu, từng gắn bó, tự hào…Vì vậy lòng ông lạ càng đau xót, càng mâu thuẫn bé tắc. Bị dồn nén cảm xúc như thế, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng mình với đứa con.
? Qua những câu hỏi, lời trò chuyện với đứa con, ông Hai đã được bộc lộ nỗi lòng gì? Giọng nói của ông Hai ở đoạn văn này có gì đặc biệt?
- Ông hỏi đứa con về làng mình, về tình yêu của nó đối với làng, về thái độ với Cụ Hồ với cách mạng…” cái lòng bố con ông là như thế đấy…có bao giờ giám đơn sai”
->Giọng trầm xuống ,thủ thỉ tâm sự, ngôn ngữ độc thoại ngắn gọn rõ ràng, rành rọt: Thể hiện một lời nhắc nhở với con , với chính lòng mình về cội nguồn , nòi giống, về sự son sắt với quê hương.Tình yêu làng gắn với tình yêu nước và thái độ ủng hộ cụ Hồ ủng hộ cách mạng bền vững sâu sắc khiến at cảm động.
Ông Hai trò chuyện với con bởi ông đang ở trong tình cảnh cô đơn không có ai để giải bày sẻ chia tâm sự. Ông trò chuyện với con cũng chính là trò chuyện với lòng mình. Đứa con trở thành người bạn chân thành đồng tình, đồng cảm với nỗi lòng ông, xoa dịu an ủi nổi đau trong
? Vì sao ông Hai lại nói chuyện với con trai? ý nghĩa của đứa con với ông Hai trong hoàn cảnh hiện tại?
? Em đánh giá như thế nào về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong đoạn văn trên?
- Gv hướng dẫn tìm hiêu nhanh về tình huống ông Hai nghe tin cải chính vè làng.
? Khi nghe tin cải chính về làng Chợ Dầu, ở ông Hai đã có gì thay đổi?
? Những biểu hiện trên nói lên tâm trạng gì của ông Hai ?
? Vui sướng, ông Hai đã đi khoe khắp nơi , lời khoe của ông Hai có gì đặc biệt?
? Nghệ thuật viết truyện của Kim Lân có gì đặc sắc?
? Nội dung câu chuyện có đặc sắc?
ông, giúp ông vững lòng hơn trong hoàn cảnh bế tắc. =>Tâm trạng có sự chuyển biến phức tạp: Khi thì vui tự hào về làng, khi lại tủi hổ nhục nhã; khi không muốn rời xa làng khi lại kiên quyết không trở về làng; khi yêu làng tha thiét khi thì thù làng đến cực độ; khi vui thì ruột gan như múa cả lên khi buồn thì nín thít, nước mắt giàn giụa…Nhưng tình cảm ông Hai thì trước nhất quát, bền chặt. Đó là tình yêu làng luôn gắn bó với tình yêu nước, với niềm tin vào CM vào kháng chiến.
Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc tinh tế.
*Khi nghe tin cải chính về làng Chợ Dầu.
- Thay đổi :
+ Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ nhấp nháy .
+ Chia quà cho các con :
- Tâm trạng vui sướng, hoan hỉ , phấn chấn, thoả mãn. - Đặc biệt: Đi khoe: Tây đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn ->Nghệ thuật: - Miêu tả tâm lý nvật qua nét mặt, cử chỉ.
Lời khoe có phần kỳ lạ và vô lý thể hiện lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc cảm động. Ông Hai đã đặt chính lợi ích của mình dưới danh dự của làng Dầu. Ông Hai khoe nhà bị Tây đốt bởi đó chính là minh chứng cho việc làng Dầu không theo Tây. Ông Hai đã khoe điều đó với tất cả lòng tự hào, hạnh phúc, sự hi sinh vì CM …
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống truyện bất ngờ + Miêu tả tâm lý qua ngôn ngữ đối thoại
+ Lời văn tự nhiên, hiền hậu mang đậm nét riêng của ngôn ngữ quần chúng
2. Nội dung: Ca ngợi tình yêu làng, yêu nước sâu sắc
của ông Hai – của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
+ Thể hiện sự am hiểu sâu sắc tâm lý đời sống người nông dân, thể hiện cái nhìn đầy trân trọng.
IV. Luyện tập:
Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Hai.
Tình yêu làng của nhân dân ta nói chung được thể hiện cụ thể trong văn bản( bà chủ nhà, những người tản cư, phong trào kháng chiến đựoc đưa lê ở phong thông tin…)
HĐ3. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Kể tóm tắt truyện
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật của truyện
- Chuẩn bị bài Chương trình địa phương: Soạn văn bản “ Đại ngàn”, “ Chị dâu”, “ Cỏ dại”
***
Thứ 4 ngày 25 tháng 11 năm 2009
Văn bản đọc thêm: ĐẠI NGÀN, CHỊ DÂU, CỎ DẠI
A, Mục tiêu cần đạt
Giúp HS về nhà tự đọc hiểu tốt các văn bản có trong sách, hiểu thêm về vẻ đẹp của con người, thiên nhiên xứ Nghệ, hiểu thêm về những đặc điểm nghệ thuật và nội dung văn học Nghệ An .
B, Tổ chức hoạt động dạy họcHĐ1: Kiểm tra bài cũ HĐ1: Kiểm tra bài cũ
? Đọc diễn cảm bài thơ “ Thăm lúa” và nêu nội dung ý nghĩa của bài thơ.
HĐ2: Giới thiệu bài
Hoà chung với văn học Nghệ An nói riêng và văn học dân tộc nói chung, các tác giả Đô Lương cũng đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số tác phẩm tiêu biểu:
Đại ngàn, Chị dâu, Cỏ dại
HĐ3: Dạy học bài mới
Văn bản 1: ĐẠI NGÀN
( Trần Hữu Thung)
1, Cách đọc:
Giọng đọc vừa thiết tha, bồi hồi náo nức, vừa tâm tình thủ thỉ
2, Cách tìm hiểu
a, Hình tượng Đại ngàn:
+ Điểm nhìn miêu tả trần thuật: Từ dưới cánh đồng mà ngắm, mà quan sát đại ngàn-> Thể hiện một niềm say mê ngưỡng vọng, tự hào
+ Trình tự miêu tả theo thời gian ( hiện tại và quá khứ) và trình tự không gian
- Không gian đại ngàn: rộng lớn, bát ngát, hùng vĩ. Đó vừa là không gian được tả thực theo dòng hồi ức về những cảnh sắc đại ngàn, vừa là không gian tưởng tượng trong tâm hồn say mê của tuổi nhỏ về hình ảnh làng quê được chiếu lên đại ngàn vào mỗi buổi chiều.Tất cả đều được vẽ ra bằng nhiều sắc màu, hình khối, đường nét khác nhau rất tươi đẹp, sống động và có hồn. - Đại ngàn được miêu tả chủ yếu vào thời gian buổi chiều- một thời gian giàu tính nghệ thuật, gợi biết bao nhớ nhung yêu mến
- Và cũng trong thời gian ấy mà sắc màu của đại ngàn thay đổi biến chuyển rất kì diệu, lung linh, huyền ảo: màu đỏ, màu xanh...một thé giới màu xanh dệt đầy kim tuyến...
+ Đại ngàn được miêu tả trần thuật gắn với những câu chuyện lịch sử, với truyền thống đánh giặc của quê hương nên thật oai hùng,thiêng liêng.
b, Tâm trạng tác giả
- Nhớ và yêu tha thiết, tự hào say mê vẻ đẹp đại ngàn, vẻ đẹp quê hương xứ Nghệ hùng vĩ, nên thơ.
Văn bản 2: CỎ DẠI
(Thạch QuỳA)
1. Tìm hiểu vài nét chung về tác giả tác phẩm
a. Tác giả:
- Tên thật: Vương Đình Huấn( 8/8/1941)
- Quê: Làng Đông Bích- Trung Sơn- Đô Lương- Nghệ An
- Là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, có nhiều tập thơ thể hiện sự khám phá phát hiện về bản chất văn hoá của vúng đất Nghệ
b. Tác phẩm
- Viết năm 1978, in trong tập “ Con chim tà vặt”
2. Đọc tìm hiểu chung bài thơ:
a. Đọc, tìm hiểu từ khó
- Bông trang: Tên một loài hoa ở núi rừng
b. Thể thơ: 5 chữc. Bố cục: 2 phần c. Bố cục: 2 phần
- Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh quê hương trong nỗi nhớ của tác giả - Ba khổ thơ cuối: Nỗi niềm của tác giả
3. Tìm hiểu chi tiết:
a. Hai khổ thơ đầu
+ Cỏ dại
Li ti hoa tím màu Cả bông trang dốc núi Cả dòng sông....
Sóng lượn giữa vai mình
-> Giàu hình ảnh gần gũi thân thương, nghệ thuật đảo ngữ, liệt kê tăng tiến, từ ngữ gợi tả khắc hoạ một bức tranh thu nhỏ về quê hương với vẻ đẹp xinh xắn, nên thơ. Đó là một bức tranh vẽ bằng nỗi nhớ quê, nỗi nhớ kỉ niệm da diết khôn nguôi.
+ Suốt đời còn nhớ nhau
- > Nghệ thuật nhân hoá, phó từ chỉ sự tồn tại tiếp diễn, từ ngữ biểu cảm trực tiếp đã khẳng định tình cảm thuỷ chung sâu sắc của con người với thiên nhiên quê hương.
b. Ba khổ thơ cuối:
+ Có gì như có lỗi Mà có lỗi gì đâu
-> Cách nói vừa khẳng định vừa phủ định diễn tả tâm trạng day dứt, băn khoăn, có gì như tự trách thái độ bản thân trước thiên nhiên cuộc sống hiện tại.
+ Tôi cứ...
Tóc chớm bạc trên đầu Hoa chẳng còn trên núi Sông cạn trước mắt rồi
-> Sóng đôi hình ảnh con người và thiên nhiên, nhiều phó từ, và giọng điệu ngậm ngùi, cho thấy thái độ xót xa khi tất cả mọi vật đều đã đổi thay, thậm chí không còn tồn tại theo thời gian năm tháng.
+ Thì li ti cỏ dại Vẫn cứ màu tím tươi
-> Hai phó từ tiếp diễn liên tiếp, tính từ gợi tả, hình ảnh tương phản với những hình ảnh trước khẳng định sự không thay đổi,vẫn rất vẹn nguyên tươi đẹp của hoa cỏ dại quê hương.
=> Khẳng định vẻ đẹp bền vững của những gì gần gũi, bình dị nhất của cuộc sống, của thôn quê.
+ Cỏ đừng già cỏ nhé Dù tuổi thơ qua rồi Đất giữ gìn cho cỏ Cỏ giữ gìn cho tôi.
-> Khổ thơ giàu ngữ điệu cảm thán, nghệ thuật điệp ngữ nhấn mạnh niềm mong ước chân thành,, tha thiết của tác giả về sự ven nguyên tươi đẹp của “ cỏ dại”, cũng là sự vẹn nguyên bền vững của những gì gần gũi, bình dị thân thuộc, của những kỉ niệm tuổi thơ, của tình yêu quê hương sâu sắc. Nhắc nhở mỗi chúng ta hãy biết giữ gìn trân trọng vẻ đẹp quê hương, những giá trị đích thực của cuộc sống.
4. Tổng kết
a. Nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ đậm chất dân gian xứ Nghệ, hình ảnh than thuộc, giàu tính biểu tượng - Giọng thơ chân thành, tha thiết
b. Nội dung
- Thể hiện tình yêu quê hương và những gì gần gũi trong cuộc sống.
- Ngợi ca khẳng định giá trị bền vững vẹn nguyên cua rtình yêu quê hương, của những gì bình dị gần gũi trong cuộc sống ấy.
Văn bản 3: CHỊ DÂU
( Vương Trọng)
1. Về tác giả tác phẩm( Chú thích sgk)2. Cách đọc: 2. Cách đọc:
3. Cách tìm hiểu:
a, Hình tượng chị dâu: Vất vả, chịu thương,chịu khó, giàu đức hi sinh, tấm lòng quan tâm
chăm chút rất mực chân thành đối với gia đình chồng.
b, Tình cảm của nhân vật người em: Yêu thương, kính phục, biết ơn chị được bày tỏ bằng
những từ ngữ hình ảnh giàu sức gợi(“ thương lắm”, “ đôi mắt nhoà sương”, bằng những câu cảm thán, cầu khiến ( Chiều ơi... tìm dáng chị...)
- Ngoái nhìn núi dựng phía sau Em tìm dáng chị cuối màu thời gian
Đây là hai câu thơ giàu tính hình tượng, gợi ấn tượng cảm xúc sâu sắc nhất trong cả bài thơ. Dáng chị như dáng núi, thật đẹp, thật lớn lao và cũng thật gần gũi thân thương. Vẻ đẹp của chị là bất tử. Tìm dáng bóng của chị, nhớ về chị là tìm về với gia đình quê hương với một tình cảm sâu đằm, nồng mặn.
-> Hình tượng chị dâu và tình cảm của nhân vật người em dành cho chị được thể hiện suốt dọc bài thơ theo dòng chảy của thời gian từ khi em còn nhỏ cho đến khi em khôn lớn trưởng thành, rồi có gia đình ...Vì vậy càng khẳng định và nhấn mạnh được sự vẹn nguyên trong vẻ đẹp của chị dâu. cũng như trong tình cảm sâu sắc chân thành của em dành cho chị.
=> Vẻ đẹp của hình tượng chị dâu trong bài thơ cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn Nghệ An, tình cảm của người em là tình cảm chân thành, sâu nặng của con người xứ Nghệ.
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Về lộ trình du lịch Nghệ An
-Viết như một bài trần thuật, tường thuật lại hành trình du lịch Nghệ An của bản thân. Có thể bắt đầu từ bãi biển Cửa Lò- Làng Sen quê Bác- Rừng Pùmát nguyên sinh- Hang Bua, Hang Thẩm ồm, thác Hai Mươi Sải- Biên giớ Việt Lào.
Bài viết phải có thời gian, có đường đi, có tả cảnh quan,...có cảm xúc
Bài 2: Bài thơ “ Cỏ dại”, “ Chị dâu” gợi cho em những suy nghĩ gì? Những tác phẩm nào em
biết có cùng chủ đề của hai bài thơ?
- Suy nghĩ về vẻ đẹp con người xứ nghệ nhất là vẻ đẹp tâm hồn tình cảm - Bài “ Cỏ dại” gợi nhớ đến “ ánh trăng” “ Bếp lửa”…
HĐ5: Hướng dẫn hoạt động về nhà
- Học bài và làm bài tập hoàn chỉnh
* * * * *
Thứ 7 ngày 28 tháng 11 năm 2009
Tiết 64: ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI, VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Bổ sung một số kiến thức mới cho văn bản tự sự, đó là các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
- Tích hợp với các văn bản văn và Tiếng việt đã học
- Rèn luyện kỹ năng nhận diện và phân tích giá trị của các hình thức đối thoại, độc thoại trong văn bản tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học để viết văn bản tự sự có các hình thức này.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Giáo án
- Hs: Đọc kĩ chuẩn bị bài ở nhà
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
- Hs trình bày bài tập ở nhà của tiết trước - Gv nhận xét cho điểm
HĐ2: Dạy học bài mới: