- Giáo viên cho các nhóm làm bài - Gọi các nhóm trình bày, Giáo viên
- Mỗi dòng có tám chữ - Số câu trong khổ: đa dạng.
- Cách gieo vần linh hoạt, chủ yếu là vần chân + Vần liên tiếp (Đoạn 1,2)
+ Vần gián cách (Đoạn 3,4) - Cách ngắt nhịp: linh hoạt 5/3, 4/2/2, 2/3/3
-> Có khả năng thể hiện nội dung phong phú đa dạng, với những tình cảm cảm xúc có khi trầm buồn, khi hào hứng sôi nổi, khi nhẹ nhàng thiết tha.
1. Điền vào chỗ trống:
Câu1: Ca hát Câu2: Ngày qua Câu 3: Bát ngát Câu 4: Muôn hoa
2. Điền vào chỗ trống theo thứ tự
Cũng mất – Tuần hoàn - Đất trời
3. Sửa lại vần:
nhận xét câu thơ gieo vần đúng nhất, có nghĩa phù hợp nhất
- GV cho các nhóm tự đặt ra thơ đầu, các nhóm khác nói tiếp thành đoạn thơ bốn câu
- Gv học sinh trình bày – Giáo viên nhận xét
1. Điền vào chỗ trống: Vườn, hoa2. Hoàn thành bài thơ: 2. Hoàn thành bài thơ:
- Gợi ý: Gieo vần trùng với "lạ" "trường"
HĐ3: Hướng dẫn về nhà
- Tiếp tục tập làm thơ tám chữ - Soạn bài: Bếp lửa
Thứ 2 ngày9 tháng11 năm
2009
Tiết 55: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Nhận ra những điểm mạnh điểm yêu trong bài làm của mình - Rút kinh nghiệm về cách làm bài
- Củng cố kiến thức cơ bản về truyện trung đại, về các tín hiệu nghệ thuật của đoạn trích hay tp một lần nữa, tránh những sai sót về sau
B. Nội dung dạy họcHĐ1: Chữa đề: HĐ1: Chữa đề:
- HS nhắc lại lần lượt từng câu hỏi, trả lời các câu hỏi đó theo cách của mình
- Những HS khác nhận xét, bổ sung sửa chưa và cuối cùng GV chốt lại nội dung yêu cầu đề ra:
Câu 1( 3 điểm)
- Về nội dung: Đảm bảo đầy đủ các sự việc cơ bản sau: 1. Trương sinh và Vũ Nương lấy nhau
2. Trương Sinh đi lính, để lại người mẹ già và người vợ trẻ đang mang thai.
3. Vũ Nương ở nhà nuôi con, chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu tất khi mẹ chồng qua đời. 4. Giặc tan, trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thuỷ.
5. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống bến Hoàng Giang tự vẫn. 6. Bé Đản chỉ cái bóng trên vách nói đó là bố,Trương sinh biết vợ bị oan.
7.Ở động Rùa ,Vũ Nương gặp Phan Lang người cùng làng,họ nhận ra nhau.Phan Lang trở về trần gian,Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn với Trương Sinh.
8.Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang.Vũ Nương trở về, ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng lúc ẩn lúc hiện rồi từ từ biến mất.
Câu 2(7 điểm)
a. Chép chính xác đoạn cuối của văn bản
b. – Xác định được các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, câu hỏi tu từ, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình…
-Viết thành đoạn văn phân tích tác dụng các biện pháp nghệ thuật, với các ý cơ bản sau: + Điệp ngữ “ Buồn trông”, tả cảnh ngụ tình: Nhấn mạnh nỗi buồn triền miên dai dẳng, tràn ngập lòng Kiều và cảnh vật vì thế cũng nhuốm màu tâm trạng của Kiều với những sắc thái biểu hiện khác nhau qua từng câu thơ, từng cảnh vật…( 3 điểm)
+ Câu hỏi tu từ: Diễn tả tâm trạng day dứt, băn khoăn, lo lắng cho tương lai vô định không biết sẽ trôi dạt về đâu…( 2 điểm)
HĐ2: Nhận xét bài làm, hướng dẫn cách sửa chữa, trả bài
- 2 đến 3 HS tự nhận xét bài làm của mìn trước lớp, tự chấm điểm. - GV nhận xét chung:
Câu 1: Nhìn chung tất cả đều nắm được cốt truyện của “ Chuyện người con gái Nam Xương”,
tóm tắt gọn. Nhưng một số chi tiết sai sót, thiếu cụ thể, dẫn đến hiều không rõ ràng( đặc biệt alf chi tiết: Sau khi tự vẫn, Vũ Nương được Linh Phi cứu xuống sống dưới thuỷ cung…)
Câu 2:
a. Phần chép thơ theo trí nhơ, không có HS nào làm sai.Chỉ một số trường hợp thiếu dấu chấm hỏi ở hai câu tám đầu tiên, dẫn đến không phát hiện ra câu hỏi tu từ để phân tích.
b. Viết đoạn văn về nghệ thuật trong đoạn thơ: - Đúng hình thức một đoạn, ít trường hợp sai.
- Khai thác được một số biện pháp nghệ thuật nhưng chưa đầy đủ sâu sắc, diễn đạt chưa thật trôi chảy, chưa có cảm xúc.Nhất là một số trường hợp không gọi ten được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, chưa chỉ ra và phân tích nghệ thuật câu hỏi tu từ…
- Một số đã biết khai thác ở nghệ thuật tăng tiến, biết nâng cao mở rộng…
Kết quả: 9C Giỏi: Khá: TB: Yếu:
9D Giỏi: Khá: TB: Yếu:
* * * * *
Thứ 3, ngày 10 tháng11 năm 2009
Tuần 12: (Từ tiết 56 - tiết 60 )
Tiết 56+57: BẾP LỬA
(Bằng Việt) Hướng dẫn đọc thêm:
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
( Nguyễn Khoa Điềm)
A. mục tiêu cần đạt:
- Cảm nhận được tình cảm , cảm xúc chân thành và sâu sắc cuả nhân vật trữ tình – Người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh với con cháu.- Nghệ thuật tả cảm xúc qua hồi tưởng, miêu tả, tự sự, bình luận kết hợp khéo léo nhuần nhuyễn.
- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc tâm trạng trong thơ trữ tình
B. Chuẩn bị:
- Gv: Giáo án, chân dung nhà thơ Bằng Việt, tập thơ " Hương cây bếp lửa" -HS: Đọc kĩ bài thơ, soạn bài trước khi lên lớp.
C. Tiến trình các tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
Cảm hứng về thiên nhiên vụ trụ và cảm hứng về con người lao động được thể hiện như thế nào trong bài thơ "Đoàn thuyền đáng cá"
HĐ2: Dạy học văn bản “ Bếp lửa”
* Giới thiệu bài:
Chúng ta đã tùng được cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ "Tiếng gà trưa" Của Xuân Quỳnh". Cũng nói về tình cảm ấy nhưng Bằng Việt lại có một có một cách thể hiện khác. Chúng ta sẽ được cảm nhận về điều đó qua bài thơ "Bếp lửa"