I Đáp án, biểu điểm:
2. Tâm trạng của nhân vật” tôi” trong những ngày ở quê
nơi đất khách.
+ A, đây có phải là làng cũ mà 20 năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong ký ức không?
->Buồn, ngạc nhiên, chua xót.
=> Yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình, yêu quê vì phải xa quê.
Nghệ thuật: - Kết hợp tự sự với miêu tả - Biểu cảm trực tiếp
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
- So sánh, đối chiếu giưã cảnh hiện tại và cảnh trong hồi ức.
Tiết 2:
2. Tâm trạng của nhân vật” tôi” trong những ngày ởquê quê
- Giáo viên chuyển tiếp: Mới về đến nhà, mẹ của nhân vật tôi đã nhắc tới nhân vật Nhuận
Thổ, tôi đã hiện lên rõ nét hình ảnh người bạn năm xưa.
?Những ngày ở quê, nhân vật "tôi" đã gặp nhiều người quen cũ, trong đó, cuộc gặp với những nhân vật được kể nhiều nhất?
?Mối quan hệ của nhân vật "tôi" với Nhuận Thổ được kể trong những thời điểm nào?
?Hình ảnh Nhuận Thổ xưa gắn với cảnh tượng nào?
(Tìm đọc những câu văn miêu tả điều này)
?Tại sao nhân vật "tôi" gọi đó là 1 cảnh tượng thần tiên?
?Khi đó, con người Nhuận Thổ thể hiện lên với những biểu hiện cụ thể nào về hình dạng, trang phục, tính tình, hiểu biết?
?Chi tiết "tôi" khóc và Nhuận Thổ cũng khóc khi chia tay đã nói gì về tình bạn xưa kia của 2 người?
?Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi xây dựng nhân vật Nhuận Thổ trong quá khứ?
?Từ đó, hình ảnh 1 người bạn như thế nào hiện lên trong tâm trí tôi?
- Nhuận Thổ và chị Hai Dương
* "Tôi" với Nhuận Thổ
+Trong ký ức.
- Một vầng trăng trong vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu...
- Một đứa trẻ trạc 11 tuổi, 12 tuổi, cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, đang cố sức đâm 1 con tra...
-> Đó là 1 cảnh tượng sáng sủa - dấu hiệu của cuộc sống thanh bình và hạnh phúc nơi làng quê, giờ chỉ còn trong giấc mơ...
- Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ long chiên, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.
- Hắn thấy ai là bẽn lẽn... Bẫy chim thì tài lẵm...
- Gắn bó, thân thiện, bình đẳng
Nghệ thuật: - Miêu tả ngoại hình nhân vật - Kể đan xen tả và bộc lộ nội tâm.
=> Khôi ngô, khỏe mạnh, hồn nhiên, hiểu biết, nhanh nhẹn, gần gũi và nhiều tình cảm.
GV: Không có tuổi thơ thì không có quê hương. Tình bạn tuổi thơ làm cho tình yêu quê hương mãi mãi tươi thắm. Lỗ Tấn viết:"Bây giờ mẹ tôi nhắc đến Nhuận Thổ, ký ức tôi bỗng sáng bừng lên trong chốc lát. Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê hương tôi đẹp ở chỗ nào rồi? Hình ảnh Nhuận Thổ ấu thơ là hình ảnh quê hương, là vành trăng non trên bầu trời xanh miền thơ ấu". Nhuận thổ là 1 phần nhỏ của Cố hương, là tình yêu quê hương.
Giờ đây, sau thời gian dài xa cách, Nhuận Thổ lại hiện ra bằng xương, bằng thịt trước mặt "tôi".
-Theo dõi tiếp đoạn truyện, cho biết: ?Trong quan sát của người trở về thăm quê sau 20 năm xa cách, hình ảnh Nhuận Thổ gắn liền với những dấu hiệu nào về bộ dạng, lời nói, tính nết?
?Tác giả đã kể về nhân vật này qua những chi tiết nào?
?Qua những chi tiết đó, Nhuận Thổ hiện lên là con người như thế nào?
?Tác giả xây dựng nhân vật này bằng nghệ thuật gì?
?Điệu bộ cung kính, chắp tay chào "Bẩm ông" đã tạo cho nhân vật "tôi" cảm xúc gì?
"Tôi" đã phân tích và tìm được nguyên nhân của sự thay đổi trong con người Nhuận Thổ là gì?
+ Hiện tại:
- Khuôn mặt vàng sạm
có thêm những vết răn sâu hoắm
mi mắt viền đỏ húp mọng lên, đối chiếc mũ lông chiên sách tuơm, mặc 1 chiếc áo bông, người co ro, cúm rúm, bàn tay vừa thô kệch vừa nặng nề..
- Dáng điệu: cung kính "Bẩm ông"
=> Thay đổi về diện mạo, ngoại hình, tính cách theo chiều hướng xấu.
Nghệ thuật: + Miêu tả + Hồi ức, đối chiếu + So sánh tương phản
=> Già nua, tiều tụy, hèn kém, đần độn, mê muội.
* Tâm trạng “tôi”: Đau đớn, xót xa vì khoảng cách quá xa trong quan hệ với Nhuận Thổ.
Nguyên nhân:
+ Cách sống lạc hậu của người nông dân + Hiện thực đen tối của xã hội áp bức.
GV: Hình ảnh Nhuận Thổ trong hiện tại là hình ảnh 1 xứ sở, một miền quê xơ xác, tiêu điều, người nông dân bị bần cùng hóa, bị áp bức và bóc lột đến tận xương tủy: Mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào..."chỗ nào cũng đòi tiền, chẳng có luật lệ gì cả"
?Nhưng ở Nhuận Thổ vẫn có yếu tố không thay đổi. Cái không thay đổi ấy là gì?
?Để làm nổi bật sự thay đổi của làng quê, ngoài những yếu tố nghệ thuật trên, tác giả còn sự dụng nghệ thuật gì?
?Qua hàng loạt sự đối chiếu này, tác giả muốn thể hiện điều gì?
- Tận đáy lòng, Nhuận Thổ vẫn giữ tình bạn sâu nặng với "tôi". Nghe tin "tôi" về, Nhuận Thổ đến ngay và dù rất nghèo vẫn không quên mang theo gói quà "đạu xanh của nhà" đến tặng bạn. Chính yếu tố không đổi ấy càng làm cho những điều thay đổi trong quan hệ giữa hai người càng thêm bi đát và phi lý.
- Để làm nổi bật sự thay đổi của làng quê, tác giả không chỉ đối chiếu từng nhân vật trong quá khứ với hiện tại mà còn đối chiếu nhân vật này trong hiện tại với nhân vật kia trong quá khứ, đặc biệt là đối chiếu Nhuận Thổ trong qúa khứ với Thủy Sinh trong hiện tại( Nhuận Thổ trong quá khứ: cổ đeo vòng bạc, khuôn mặt tròn trĩnh; Thủy Sinh trong hiện tại: vàng vọt, gầy còm).
Qua hàng loạt sự đối chiếu ấy, tác giả đã:
+ Phản ánh tình trạng sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỷ XX.
+ Phân tích nguyên nhân và lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn ấy.
+ Chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của bản thân người lao động.
GV: Trong bài tập văn "Vì sao tôi viết tiểu thuyết", Lỗ Tấn nói rõ ông hay chọn những người bất hạnh làm đề tài, chọn như vậy, trong điều kiện lịch sử đương thời, có thể làm 1 công
đôi việc: vừa có điều kiện vạch trần ung nhọt của xã hội bệnh tật, vừa có điều kiện lôi hết bệnh tật của chính những người lao động ra làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa.
Nhuận Thổ vì con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại. thân hào đã đành, song Nhuận Thổ còn đau đớn hơn vì gánh nặng tinh thần, vì mê tín, vì quan niệm cũ kỹ về đẳng cấp.
* "Tôi" và chị Hai Dương
GV: Nhân vật chị Hai Dương - người hàng xóm cũng được kể từ hai thời điểm xưa và nay.
?Trong ký ức của nhân vật "tôi", chị Hai Dương là "nàng Tây Thị đậu phụ". cách gọi ấy có ý nghĩa gì?
?Hai mươi năm sau, người phụ nữ đó xuất hiện trước "tôi" với bộ dạng, lời nói, hành động như thế nào?
?Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong khi xây dựng nhân vật này?
?Sự thay đổi nào ở con người này là lớn nhất, vì sao?
?Những thay đổi ấy đã tạo ra một con người như thế nào?
?Kể về 2 con người là Nhuận Thổ và Hai Dương đã thay đổi hoàn toàn khác trước, người kể chuyện muốn ta hiểu gì vể cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương của ông?
Từ đó, muốn ta hiểu thêm về thái độ của ông đối với cuộc sống ấy như thế nào?
Bộc lộ tình cảm thân thiện đối với người phụ nữ làng giềng đã từng là một người đẹp, người - vẻ đẹp của người phụ nữ có phần lẳng lơ. Cách gọi ấy cũng bộc lộ tính chất dí dỏm, hài hước.
- Một người đàn bà trên dưới 50 tuổi, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh, chân đứng chạng ra, giống cái compa
Nói: Ái chà....
tiện tay giật luôn đôi bít tất của mẹ tôi Nghệ thuật: - Miêu tả ngoại hình nhân vật. - Ngôn ngữ đối thoại
- Khắc họa tính cách nhân vật. => Thay đổi xấu toàn diện, cả hình dạng lẫn tính tình. - Sự thay đổi về tính tình, vì đó là biểu hiện suy thoái