Tình hình cho vay tại Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 64)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017

SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng DSCV 1.348 100 1.514 100 2.056 100 166 12,31 542 35,8 Doanh nghiệp 1102 81,75 1167 77,08 1497 72,81 65 5,9 330 28,28 KHCN 246 18,25 347 22,92 559 27,19 101 41,06 212 61,1 Tổng DSTN 1.226 100 1.481 100 1.662 100 255 20,8 181 12,22 Doanh nghiệp 1019 83,12 1181 79,74 1236 74,37 162 15,9 55 4,66 KHCN 207 16,88 300 20,26 426 25,63 93 44,93 126 42 Tổng dư nợ 980 100 1.017 100 1.414 100 37 3,78 397 39,04 Doanh nghiệp 833 85 812 79,84 1077 76,17 -21 -2,52 265 32,64 KHCN 147 15 205 20,16 337 23,83 58 39,46 132 64,39

(Nguồn: Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Qua bảng 2.4 ta thấy tình hình cho vay chung của NH rất khả quan, DSCV của NH rất lớn và tăng qua từng năm. Trong năm 2017 DSCV tăng 166 tỷ đồng, tương

ứng tăng 12,31%, cả DSCV doanh nghiệp và KHCN đều tăng lần lượt là 5,9% và 41,06% so với năm 2016. Sang năm 2018, DSCV tiếp tục tăng mạnh thêm 35,8% và DSCV doanh nghiệp và KHCN cũng tăng lần lượt là 28,28% và 61,1% so với năm 2017. Nhìn vào bảng phân tích số liêu thì tỷ lệ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSCV, khoảng gần 80%. Như vậy có thể thấy cho vay KHCN tuy có thể đem lại một nguồn lợi nhuận lớn cho NH, song mức độ rủi ro và hạn mức vay cho từng món vay thấp nên nó chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay của NH. Với sự tăng trưởng của DSCV thì dư nợ chung cũng tăng nhẹ trong năm 2017 với 37 tỷ đồng hay tăng 3,76% so với năm 2016, trong đó cho vay doanh nghiệp giảm 2,52%, và cho vay KHCN tăng 39,46%. Sang năm 2018 thì dư nợ cho vay tiếp tục tăng mạnh thêm 39,04% so với năm 2017. Trong đó dư nợ cho vay doanh nghiệp và KHCN tăng lần lược 32,64% và 64,39% so với năm 2017. Dư nợ cao là điều khơng tốt cho NH, do đó NH cần tiếp tục cải thiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Về doanh số thu nợ: DSTN tăng đều qua 3 năm, đặc biệt năm 2018 tăng 181 tỷ đồng hay tăng 12,22% so với năm 2017, trong đó DSTN của KHCN tăng tới 42% so với năm 2017. DSTN cao thể hiện được hiệu quả cho vay, thu hồi nợ của NH và hiệu quả hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp. Đây là một thành cơng trong hoạt động tín dụng của NH.

Qua phân tích ta thấy được hoạt động cho vay KHCN tăng qua từng năm, nhưng nhìn chung doanh số vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Điều này chứng tỏ cần có sự nỗ lực hơn nữa của tất cả cán bộ nhân viên NH để có thể nâng cao hiệu quả cho vay KHCN, thu hút KH nhiều hơn, qua đó gia tăng tỷ trọng.

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Hội sở Agribankchi nhánh Thừa Thiên Huế chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Nguyên tắc và điều kiện cho vay

Nguyên tắc cho vay

Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

Phải hồn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Điều kiện cho vay

KH phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

KH phải sinh sống thường xuyên hoặc làm việc trên địa bàn chi nhánh Agribank. Khách hàng có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn vay.

2.2.2. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân hiện tại

Hiện nay, Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế có nhiều sản phẩm phong phú giành cho hoạt động cho vay KHCN. Trong đó, có hai loại sản phẩm cho vay chính là cho vay có TSĐB và cho vay khơng có TSĐB.

Sản phẩm cho vay khơng có TSĐB

- Sản phẩm thấu chi cá nhân tiêu dùng cho phép KH có một nguồn tiền mặt sẵn sàng bất kỳ lúc nào. Khi KH sử dụng sản phẩm này KH có thể hưởng: thấu chi khơng có TSĐB và thấu chi có tài sản, hạn mức thấu chi cao và cực kỳ linh hoạt, miễn phí cấp hạn mức thấu chi lần đầu đối với KH có tài khoản trả lương tại Agribank và cho phép rút tiền mặt tại quầy hoặc thấu chi tại cây ATM.

- Cho vay tín chấp cán bộ nhân viên và cấp quản lý khơng cần TSĐB, KH vẫn có thể được cấp tín dụng hạn mức cao với cơ chế ưu đãi đến từ Agribank.

- Cho vay tín chấp cá nhân theo lương thực tế đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu nhanh chóng, thuận tiện, khơng cần TSĐB, lãi suất cạnh tranh.

Sản phẩm cho vay có TSĐB

- Cho vay hộ kinh doanh bổ sung vốn lưu động trả góp giành cho KH thiếu hụt vốn kinh doanh hoặc có phương án tăng vốn lưu động để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Cho vay hộ kinh doanh dành cho KH có phương án kinh doanh hiệu quả nhưng đang gặp vấn đề về vốn.

- Cho vay mua nhà cá nhân giúp KH có cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước.

- Cho vay cá nhân xây dựng/sửa chữa nhà tạo cơ hội nâng cao mức sống từ căn nhà mơ ước.

- Cho vay mua ô tô cá nhân là sản phẩm hỗ trợ tài chính cho cá nhân có nhu cầu mua ơ tơ phục vụ nhu cầu đi lại hoặc nhu cầu kinh doanh.

- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá là phương án cho những KH tiền gửi tại Agribank phát sinh nhu cầu vay vốn đột xuất.

Hạn mức cho vay tối đa 75% giá trị TSĐB, ngoài ra đối với vay ngắn hạn tối đa 90% giá trị nhu cầu, đối với vay trung hạn tối đa 80% giá trị nhu cầu vốn và đối với vay dài hạn tối đa 70% giá trị nhu cầu vốn. So sánh và lấy hạn mức thấp hơn.

2.2.3. Thời gian và lãi suất cho vay2.2.3.1. Thời gian cho vay 2.2.3.1. Thời gian cho vay

Thời gian cho vay, NH và KH thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất - kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư, khả năng trả nợ của KH và nguồn vốn cho vay của NH. Và đối với vay ngắn hạn thời hạn tối đa là 12 tháng; đối với vay trung hạn thời hạn là trên 12 tháng và tối đa là 60 tháng; đối với vay dài hạn thời hạn là trên 60 tháng.

2.2.3.2. Lãi suất cho vay

NH cơng bố biểu lãi suất cho vay của mình cho KH biết. NH và KH thỏa thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn:

- Mức lãi suất cho vay trong hạn được thỏa thuận phù hợp với quy định của NHNN và quy định của NH về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng.

- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc NH quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

- Đối với dư nợ quá hạn chỉ áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với phần dư nợ gốc của kỳ hạn mà KH không trả đúng hạn; đối với phần dư nợ gốc chưa đến kỳ hạn trả nợ nhưng phải chuyển nợ quá hạn thì NH áp dụng lãi suất cho vay trong hạn đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.

2.2.4. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân

Tồn bộ quy trình nghiệp vụ cho vay tại Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế đối với KH được chia thành 2 giai đoạn và 7 bước tác nghiệp chính gồm có:

Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt

Bước 1: Hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nhân viên tín dụng phải hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn NH, kiểm tra hồ sơ vay vốn và giao dịch với KH, đối tác. Bộ hồ sơ vay vốn gồm: Hồ sơ pháp lý (đăng kí kinh doanh, điều lệ, bảng thơng tin…); hồ sơ tài chính (báo cáo tài chính, chi tiết các khoản mục…); hồ sơ hoạt động kinh doanh (các hợp đồng đầu vào, đầu ra đã và đang thực hiện); hồ sơ vay vốn (phương án, hợp đồng kinh doanh, dự án đầu tư lần này); hồ sơ TSĐB (sổ đỏ, đăng kí xe, CMND chủ sở hữu…). Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: Trong bước này, các nhân viên tín dụng cần kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn theo những quy định của Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế. Sau đó, cần báo cáo Trưởng phịng xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo.

Bước 2: Thẩm định. Trong bước này u cầu các phịng nghiệp vụ, nhân viên tín dụng phải chịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra, đánh giá hồ sơ vay vốn của KH gồm 3 nội dung chính: thẩm định về năng lực pháp lý của KH, năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của KH, tính khả thi của phương án lần này: KH có khả năng thực hiện khơng, có rủi ro gì, có khả năng trả nợ cho NH khơng. Nhân viên tín dụng làm tờ trình đề xuất gửi lên Giám đốc hoặc Phó giám đốc được ủy quyền để tiến hành thẩm định và ra thông báo phê duyệt hay từ chối cho vay.

Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, phán quyết tín dụng. Sau khi thống nhất kết luận thẩm định và các ý kiến đề xuất nhân viên tín dụng sẽ chịu trách nhiệm tập hợp

lại hồ sơ tín dụng; tập hợp và bổ sung ý kiến của một số các bộ phận có liên quan để bổ sung vào tờ trình (nếu cần thiết) và sau đó trình lãnh đạo xem xét quyết định.

Giai đoạn 2: Thực hiện cho vay và quản lý tín dụng

Bước 4:Lập, đàm phán và ký kết các hợp đồng. Khi khoản vay đã được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay cùng các điều kiện liên quan, nhân viên tín dụng sẽ soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay trình kiểm sốt cho ý kiến chỉnh sửa. Sau khi có ý kiến đồng ý của kiểm sốt về dự thảo hợp đồng, nhân viên tín dụng trao đổi với KH về điều kiện hợp đồng, chú ý phải thống nhất với phương án cho vay đã được lãnh đạo phê duyệt. Khi đã thống nhất với KH về các điều kiện hợp đồng, nhân viên tín dụng trình dự thảo cuối cùng đã được KH đồng ý lên kiểm soát; kiểm sốt kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đúng với các điều kiện đã được lãnh đạo phê duyệt. Trình lên lãnh đạo xem xét và tiến hành kí hợp đồng với KH trước sự chứng kiến của cả 2 bên cùng công chứng viên. Hợp đồng được lập thành ít nhất 3 bản chính: 1 bản lưu hồ sơ tín dụng, 1 bản làm căn cứ cho kế toán hạch toán, 1 bản KH giữ.

Bước 5: Giải ngân vốn vay. Nhân viên tín dụng phối hợp với các bộ phận có liên

quan bao gồm phịng kế tốn, thanh tốn quốc tế để giải ngân hoặc thanh toán theo yêu cầu của KH. Hình thức phát tiền vay, giải ngân gồm có: Thanh tốn chuyển khoản trên địa bàn hoặc trong lãnh thổ quốc gia theo yêu cầu của KH. Thanh toán quốc tế theo yêu cầu của KH. Việc sử dụng phương thức giải ngân bằng chuyển khoản trực tiếp đến người thụ hưởng sẽ đảm bảo KH sử dụng vốn vay đúng mục đích, hạn chế rủi ro cho NH.

Bước 6: Giám sát, theo dõi khoản vay; thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh. Mục đích của việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay là kịp thời phát hiện các hành vi sử dụng vốn vay sai mục đích, khơng đúng đối tượng cho vay đã cam kết để NH có các biện pháp xử lý thích hợp. Có thể kiểm tra qua hồ sơ chứng từ giải ngân, kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm tra tại hiện trường nơi KH đang triển khai phương án, dự án vay vốn để xem xét kiểm tra tình hình. Cần phải theo dõi chặt chẽ về việc KH có trả nợ gốc và lãi đầy đủ theo quy định trong hợp đồng tín dụng đã kí kết hay khơng. Trong thời gian cho vay, các vấn

đề phát sinh rất đa dạng, việc xử lý các phát sinh đó có thể chia thành các nhóm bao gồm: Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn; xử lý thu hồi nợ q hạn, nợ khó địi; xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng; xử lý tranh chấp hợp đồng bảo đảm tiền vay; khước từ nghĩa vụ bảo lãnh, thanh toán; xử lý các phát sinh khác.

Bước 7: Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ. Khi KH đã hồn thành nghĩa vụ trả nợ của mình, nhân viên tín dụng lập biên bản giao trả TSĐB nợ vay trình kiểm sốt, kiểm sốt trình lãnh đạo ký phê duyệt. Sau mỗi hợp đồng tín dụng, NH cần đánh giá mức độ hài lòng của KH đối với các hợp đồng tín dụng đã dược thanh lý và cần rút kinh nghiệm những điểm thực hiện chưa tốt để hoàn thiện và chỉnh sửa cho các hợp đồng tín dụng tiếp theo.

Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Giải ngân vốn vay

Giám sát, theo dõi khoản vay;

thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh Thự c hi ện c ho v ay và qu ản l ý t ín d ụ ng T h ẩm đ ịnh và xé t duy ệt Thẩm định

Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Lập, đàm phán và ký kết các hợp đồng Trình duyệt hồ sơ vay vốn,

phán quyết tín dụng

Tất tốn khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ

2.2.5. Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sởAgribank chi nhánh Thừa Thiên Huế Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay

Bảng 2.5. Tình hình cho vay khách hàng cá nhân theo hình thức đảm bảo tại Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017

SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng DSCV 246 100 347 100 559 100 101 41,06 212 61,1 Có TSĐB 197 80,08 265 78,36 420 76,13 68 34,51 155 58,49 Khơng có TSĐB 49 19,92 82 23,63 139 24,87 33 67,34 57 69,51 Tổng DSTN 207 100 300 100 426 100 93 44,93 126 42 Có TSĐB 165 79,71 239 79,66 335 78,63 74 44,85 96 40,17 Khơng có TSĐB 42 20,28 61 20,33 91 21,36 19 45,24 30 49,18 Tổng dư nợ 147 100 205 100 337 100 58 39,46 132 64,39 Có TSĐB 118 80,27 163 79,51 266 78,93 45 38,14 103 63,19 Khơng có TSĐB 29 19,73 42 20,49 71 21,07 13 44,83 29 69,05

(Nguồn: Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Qua bảng 2.5, ta thấy từ năm 2016 – 2018 doanh số cho vay KHCN của Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng đều đặn hàng năm. Trong đó cho vay có TSĐB chiếm tỷ trọng lớn gần 80% trong tổng DSCV. Cho vay có TSĐB vẫn chiếm tỷ lệ cao trong chính sách cho vay của NH, vì đây là một hình thức cho vay truyền thống, khi NH có thể nắm giữ một tài sản của KH để đảm bảo cho khoản vay, hạn chế rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó thì đối với cho vay khơng có TSĐB mức độ tín nhiệm của KH chưa cao nên NH vẫn đặt nặng vấn đề cho vay có TSĐB hơn. Tuy nhiên, có thể thấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)