Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 71 - 76)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Hội sở Agribank chi nhánh

2.2.5. Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở Agribank

Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay

Bảng 2.5. Tình hình cho vay khách hàng cá nhân theo hình thức đảm bảo tại Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017

SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng DSCV 246 100 347 100 559 100 101 41,06 212 61,1 Có TSĐB 197 80,08 265 78,36 420 76,13 68 34,51 155 58,49 Khơng có TSĐB 49 19,92 82 23,63 139 24,87 33 67,34 57 69,51 Tổng DSTN 207 100 300 100 426 100 93 44,93 126 42 Có TSĐB 165 79,71 239 79,66 335 78,63 74 44,85 96 40,17 Khơng có TSĐB 42 20,28 61 20,33 91 21,36 19 45,24 30 49,18 Tổng dư nợ 147 100 205 100 337 100 58 39,46 132 64,39 Có TSĐB 118 80,27 163 79,51 266 78,93 45 38,14 103 63,19 Khơng có TSĐB 29 19,73 42 20,49 71 21,07 13 44,83 29 69,05

(Nguồn: Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Qua bảng 2.5, ta thấy từ năm 2016 – 2018 doanh số cho vay KHCN của Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng đều đặn hàng năm. Trong đó cho vay có TSĐB chiếm tỷ trọng lớn gần 80% trong tổng DSCV. Cho vay có TSĐB vẫn chiếm tỷ lệ cao trong chính sách cho vay của NH, vì đây là một hình thức cho vay truyền thống, khi NH có thể nắm giữ một tài sản của KH để đảm bảo cho khoản vay, hạn chế rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó thì đối với cho vay khơng có TSĐB mức độ tín nhiệm của KH chưa cao nên NH vẫn đặt nặng vấn đề cho vay có TSĐB hơn. Tuy nhiên, có thể thấy trong những năm gần đây và trong tương lai tỉ lệ cho vay khơng có TSĐB sẽ tăng lên trong tổng doanh số cho vay KHCN.

Nhìn chung xu hướng thu nợ trong giai đoạn 2016-2018 có sự biến động theo chiều hướng tích cực tương ứng với DSCV. Đối với DSTN cho vay có TSĐB và khơng có TSĐB đều tăng mạnh qua các năm, trên 40% so với năm trước. Để có được như vậy là do quá trình làm việc của đội ngũ nhân viên tín dụng của NH trong việc nắm bắt được thông tin KH trước khi cho vay. Luôn nhắc nhở KH trả nợ đúng hạn đảm bảo quá trình vay của KH hiệu quả.

Dư nợ cho vay khơng có TSĐB chủ yếu là cho các cán độ công nhân viên, cán bộ điều hành, hay những người có chức trách trong NH vay để sử dụng vào những mục đích tiêu dùng, điều kiện chỉ dựa trên uy tín nên mức dư nợ cũng không quá cao. Năm 2016 đạt 29 tỷ đồng, sang năm 2017 tăng 44,83% so với năm 2016, và năm 2018 tăng 69,05% so với năm trước đó. Dư nợ cho vay có TSĐB ln cao hơn cho vay khơng có TSĐB bởi vì nó bao gồm tất cả các tổ chức kinh tế, cá nhân, nhà kinh doanh vay dựa trên tài sản có giá trị của mình để thế chấp như: Nhà, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, xe ô tô để vay vốn nhằm mục đích đầu tư kinh doanh, nhưng có thể vì lý do nào đó mà họ chưa trả hết nợ nên dư nợ cũng đang ở mức cao, đôi lúc cũng dễ xảy ra rủi ro bất thường. Năm 2017 so với năm 2016 dư nợ tăng 45 tỷ đồng hay tăng 38,14%, năm 2018 so với năm 2017 tăng lên 103 tỷ đồng ở mức 63,19%. Để có thể hạn chế mức dư nợ theo TSĐB cũng như theo các cách khác thì NH cần linh hoạt hơn trong khi cho vay và thu nợ để thu nợ đúng hạn tránh tình trạng dư nợ gia tăng, thường xuyên đào tạo, hướng dẫn nhân viên tín dụng học hỏi nhiều kinh nghiêm hơn, khi cần nên xuống công ty hay nơi làm việc của người vay để theo dõi, qua đó giúp NH gia tăng hiệu quả lợi nhuận.

Hiệu suất sử dụng vốn vay đối với khách hàng cá nhân

Qua bảng 2.6, ta nhận thấy rằng trong giai đoạn 2016 - 2018 dư nợ cho vay đối với KHCN tại Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng nhanh, tuy nhiên khi so sánh với tổng nguồn vốn huy động được thì nó chưa phải là con số hợp lý.

Bảng 2.6. Hiệu suất sử dụng vốn vay đối với khách hàng cá nhân tại Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- %

Dư nợ cho vay KHCN

(Tỷ đồng) 147 205 337 58 39,46 132 64,39

Tổng vốn huy động

(Tỷ đồng) 1.375 1.463 1.498 88 6,4 35 2,39

Hiệu suất sử dụng vốn

vay KHCN (%) 10,69 14,01 22,5 3,32 - 8,49 -

(Nguồn: Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Năm 2016 hiệu suất sử dụng vốn vay KHCN đạt 10,69%, năm 2017 là 14,01%, tăng 3,32% so với năm 2015, đến năm 2018 hiệu suất sử dụng vốn vay KHCN lên đến 22,5%, tăng 8,49% so với năm 2017. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay KHCN cao hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động. Năm 2018, tổng dư nợ cho vay KHCN tăng đến 64,39% so với năm 2017, trong khi cùng thời kỳ, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động chỉ đạt 2,39%.

Tuy NH luôn chú trọng đến KHCN, quan tâm chăm sóc KH coi KHCN là mục tiêu tập trung mở rộng tín dụng nhưng nhìn chung hiệu suất sử dụng vốn cho đối tượng KH này là chưa cao. Vẫn biết là càng ngày, các NHTM càng phát triển những dịch vụ khác để nâng cao hiệu quả kinh doanh mà không chỉ dừng lại ở các dịch vụ truyền thống, vốn huy động sẽ được sử dụng nhiều mục đích khác nhau, nhưng đối với Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế, hoạt động tín dụng KHCN vẫn là hoạt động chủ chốt, do đó NH cần chú trọng tập trung đầu tư hơn nữa vào lĩnh vực này để nâng cao chất lượng tín dụng cũng như hoạt động cho vay KHCN.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân

Bảng 2.7. Tình hình nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- %

Dư nợ cho vay KHCN (Tỷ

đồng) 147 205 337 58 39,46 132 64,39

Nợ quá hạn cho vay KHCN

(Tỷ đồng) 1,94 1,79 3,11 -0,15 -7,73 1,32 73,74

Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN (%) 1,32 0,87 0,92 -0,47 - 0,11 -

(Nguồn: Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Từ bảng 2.7 ta thấy rằng mức dư nợ cho vay KHCN thì ln tăng đều qua các năm như đã phân tích ở trên, nhưng nợ quá hạn và tỷ lệ nợ q hạn thì ln nằm trong mức cho phép ổn định đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Năm 2016, nợ quá hạn cho vay KHCN là 1,94 tỷ đồng, chiếm 1,32% tổng dư nợ. Năm 2017, nợ quá hạn là 1,79 tỷ đồng, đã giảm 7,73% so với năm 2016, tương ứng giảm còn 0,87% so với tổng dư nợ. Cùng với sự tăng lên của dư nợ, năm 2018 nợ quá hạn tăng lên là 3,11 tỷ đồng hay tăng 73,74% so với năm 2017 kéo theo tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng lên là 0,92%. Tuy nhiên, đây chỉ là con số quá nhỏ so với tổng dư nợ, mặc dù nó đã tăng lên trong những năm gần đây.

Qua đây ta có thể thấy được tình hình nợ quá hạn cho vay KHCN của NH là tốt, ln nằm trong tầm kiểm sốt. Đây là một nỗ lực đáng khích lệ của cơng tác quản lý nợ của NH, chứng tỏ NH rất chú trọng đến công tác thu nợ, hạn chế nợ quá hạn đến mức thấp nhất. Tuy vậy nợ q hạn chưa có chiều hướng giảm dần, vì vậy NH cần có những biện pháp tốt hơn nhằm khắc phục nợ quá hạn trong tổng dư nợ hiện nay của NH nhằm giảm những thiệt hại về tài chính có thể xảy ra gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động NH.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân

Bảng 2.8. Tình hình nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- %

Dư nợ cho vay KHCN

(Tỷ đồng) 147 205 337 58 39,46 132 64,39

Nợ xấu cho vay KHCN

(Tỷ đồng) 0,31 0,43 0,57 0,12 38,71 0,14 32,56

Tỷ lệ nợ xấu KHCN

(%) 0,21 0,21 0,17 0 - -0,04 -

(Nguồn: Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Nhìn vào bảng 2.8, ta thấy tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN của NH thay đổi qua từng năm và có xu hướng giảm. Năm 2016 tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ là 0,18% đến năm 2017 tỷ lệ này không thay đổi mặc dù dư nợ tăng mạnh cho thấy chất lượng tín dụng tốt dần lên. Năm 2018 tỷ lệ nợ xấu giảm còn 0,12% tổng dư nợ.

Qua đó ta thấy khi dư nợ tăng cùng với đó là tỷ lệ nợ xấu giảm dần, chứng tỏ cơng tác kiểm sốt nợ xấu của NH là rất tốt, đây là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của NH. Với mục tiêu, tăng trưởng nhưng phải đảm bảo được an toàn, đảm bảo thu hồi nợ vay đúng hạn để NH hoạt động có hiệu quả mới thực sự là điều quan trọng nhất, trong tương lai NH nên thực hiện nhiều giải pháp quản lý, xử lý và thu hồi nợ xấu, nâng cao hiệu quả quá trình thẩm định để tránh khỏi những trường hợp nợ xấu đáng tiếc xảy ra.

Lợi nhuận từ cho vay khách hàng cá nhân

Bảng 2.9. Lợi nhuận từ cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- %

Tổng lợi nhuận ngân hàng

(Tỷ đồng) 31 39 44 8 25,81 5 12,82

Lợi nhuận từ cho vay KHCN

(Tỷ đồng) 8,01 13,24 14,02 5,23 65,29 0,78 5,89

Tỷ lệ lợi nhuận cho vay KHCN trên tổng lợi nhuận của ngân hàng (%)

25,84 33,95 31,86 - 8,11 - -2,09

(Nguồn: Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Bảng 2.9 cho thấy, tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với KHCN so với tổng lợi nhuận luôn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn, giao động từ 25% đến gần 34% so với tổng lợi nhuận. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động cho vay KHCN đến hoạt động của NH. Vì vậy, NH cần chú trọng đến đối tượng KH này để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh giúp gia tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)