Các khái niệm về học tập của trẻ mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 29 - 30)

Về bản chất tổ chức hoạt động học tập là hình thành hoạt động học tập cho người học. Cái quan trọng nhất của hoạt động này hình thành động cơ học tập cho học sinh.

Theo Phan Trọng Ngọ (Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi, 2001), cần phân biệt hai tình huống trong sự hình thành động cơ cho người học sau đây:

Thứ nhất: Trẻ em đã có hành động học tập được hình thành trước đó. Trong trường hợp này nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên là chuyển hóa mục đích thành động cơ học tập. Tương ứng với nó là chuyển hành động thành hoạt động.

Thứ hai: Trẻ chưa có hành động học tập. Trường hợp này thường gặp ở các trẻ nhở tuổi lứa mẫu giáo bé. Trong những trường hợp này, đầu tiên phải hình thành trẻ hành động học tập, với tư cách là hành động có mục đích. Sau đó mở rộng phạm vi chức năng của mục đích đó và chuyển hóa nó thành hành động tương ứng.

Đối với việc tổ chức hoạt động học tập cho trẻ mầm non rơi vào trường hợp thứ hai. Ở lứa tuổi này trẻ chưa có hành động học tập, nếu có cũng mới chỉ hình thành tự phát không có mục đích rõ ràng. Để chuyển hóa hành động có mục đích, giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong cả việc lựa chọn trò chơi lẫn hướng dẫn cách chơi.

động có mục đích của giáo viên, nhằm giúp trẻ rèn luyện thể chất, thông qua đó giúp trẻ lĩnh hội, tích lũy kinh nghiệm sống phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ mầm non.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 29 - 30)