Thực trạng nội dung hoạt độngvui chơi chotrẻ mẫu giáoở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 62 - 66)

mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Qua nghiên cứu tài liệu và kế hoạch giáo dục các trường và kết quả phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy HĐVC của trẻ không được xây dựng riêng mà nằm trong kế hoạch giáo dục năm học. Từ kế hoạch năm học GV sẽ xây dựng chương trình GD cho tháng, tuần, ngày. Đối với lớp MG 5 – 6 tuổi ngoài việc thực hiện hết các nội dung giáo dục theo mục tiêu của 4 lĩnh vực phát triển thì còn lồng ghép những nội dung của bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ và hiệu quả thực hiện nội dung HĐVC. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.4.

Bảng 2.4. Mức độ và hiệu quả thực hiện nội dung hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Stt Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Cán bộ

quản lí Giáo viên

Cán bộ

quản lí Giáo viên

Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn 1

Nội dung hoạt động vui chơi theo chủ đề, chủ điểm, gắn liền với hoạt động học

3.93 0.685 4.12 0.706 3.83 0.738 3.37 0.768

2

Nội dung hoạt động vui chơi phản ánh đa dạng các vai chơi (theo các loại trò chơi)

3.73 0.672 3.94 0.671 3.51 0.87 3.25 0.79

3

Nội dung chơi phù hợp với vốn kinh nghiệm, biểu tượng của trẻ

3.61 0.586 3.86 0.743 3.44 0.95 3.41 0.721

4

Nội dung chơi được mở rộng, liên kết các vai chơi phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ 3.68 0.820 3.84 0.639 4.02 0.758 2.8 0.398 5 Tổ chức các hoạt động trò chơi đóng vai 3.78 0.708 3.72 0.779 3.84 0.738 3.76 0.787 6 Tổ chức các hoạt động trò chơi đóng kịch 3.86 0.756 3.64 0.604 3.86 0.729 3.68 0.63 7 Tổ chức các hoạt động trò chơi xây dựng lắp ghép 3.88 0.746 3.54 0.563 3.98 0.795 3.58 0.607

Stt Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Cán bộ

quản lí Giáo viên

Cán bộ

quản lí Giáo viên

Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn 8 Tổ chức các hoạt động trò chơi học tập 3.96 0.727 3.7 0.7 3.96 0.727 3.75 0.708 9 Tổ chức các hoạt động trò chơi vận động 3.82 0.748 3.69 0.741 3.92 0.778 3.71 0.730 10 Tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian 3.88 0.689 3.73 0.761 4.04 0.727 3.79 0.769 11 Tổ chức các hoạt động trò chơi với phương tiện công nghiệp hiện đại

3.86 0.729 3.72 0.679 3.66 0.626 3.61 0.583

Trung bình chung 3.82 3.77 3.82 3.52 Đánh giá chung Thường xuyên Thường xuyên Khá Khá

Theo bảng số liệu 2.4 nhận thấy mức độ thực hiện các nội dung HĐVC của trẻ được CBQL và GV đánh giá thực hiện thường xuyên, sự chênh lệch điểm trung bình chung không nhiều (= 3.82, = 3.77) ; Hiệu quả thực hiện các nội dung đạt trung bình (= 3.82, = 3.52). Cụ thể:

Về mức độ thực hiện:

Cả CBQL và GV cùng đánh giá các nội dung: Nội dung hoạt động vui chơi theo chủ đề, chủ điểm, gắn liền với hoạt động học; Nội dung hoạt động vui chơi phản ánh đa dạng các vai chơi (Theo các loại trò chơi) ; Nội dung chơi phù hợp với vốn kinh nghiệm, biểu tượng của trẻ được thực hiện thường xuyên. Riêng: Nội dung chơi được mở rộng, liên kết các vai chơi phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ được một số GV đánh giá ít thực hiện hơn. Kết quả khảo sát cho thấy thực tế GV thực hiện nội dung HĐVC còn theo chủ đề, chủ điểm gắn với hoạt động học. Nội dung kích thích trẻ sáng tạo và mở rộng liên kết các góc chơi, trò chơi chưa được chú ý

Về kết quả thực hiện:

CBQL đánh giá các nội dung: “Nội dung chơi được mở rộng, liên kết các vai chơi phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ” (= 4.02) và “Nội dung hoạt động vui chơi theo chủ đề, chủ điểm, gắn liền với hoạt động học” (= 3.83) có kết quả thực hiện hạng nhất và hai. GV đánh giá các nội dung.” Nội dung chơi phù hợp với vốn kinh nghiệm, biểu tượng của trẻ” (= 3.41) được đánh giá cao nhất. CBQL đánh giá nội dung: “Nội dung chơi phù hợp với vốn kinh nghiệm, biểu tượng của trẻ” (= 3.44) có kết quả thực hiện thấp nhất. GV đánh giá nội dung: “Nội dung chơi được mở rộng, liên kết các vai chơi phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ” (= 2.8) có kết quả thực hiện thấp nhất.

Kết quả phỏng vấn nội dung hoạt động vui chơi như sau:

Mã số phỏng vấn CBQL5 cho rằng “Hiện nay các trường thược hiện đầy đủ

và nghiêm túc về các hoạt động chuyên môn. Trong đó các nội dung hoạt động vui chơi của trẻ được nghiêm túc thực hiện, thậm chí giáo viên còn có sự sáng tạo trên các nội dung quy định cho phù hợp với tình hình cơ sở vật chất của trường và khả năng tiếp nhận của từng đối tượng trẻ. Với tinh thần phát huy hết khả năng và năng lực trong từng hoạt động giáo dục cho nên kết quả đạt được của các hoạt động vui chơi tương đối khả quan. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan tác động nên hoạt động này vẫn chưa phát huy hết được tầm quan trọng của nó. Về năng lực tổ chức thực hiện của giáo viên có nhiều khi còn hạn chế do áp lực của nhiều công việc như giáo án, đảm bảo an toàn, xếp loại, phân loại… Cơ sở vật chất của nhà trường chỉ mới đáp ứng được một phần của các nội dung hoạt động vui chơi. Sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong trường chưa thông suốt. Công tác giám sát, hổ trợ chuyên môn của các tổ còn hạn chế… Về lâu dài, để đảm bảo thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, cán bộ quản lí các cấp cần có kế hoạch khắc phụ được những tồn tại như vừa nêu trên đây”. Kết quả phỏng vấn cho thấy, để đảm bảo thực hiện tốt các nội dung hoạt động

vui chơi cho trẻ thì cần phải chuẩn bị tốt các yếu tố về môi trường cũng như điều kiện để thực hiện nội dung.

Mã số phỏng vấn GV02 cho rằng “Hiện nay giáo viên đã cố gắng thực hiện

triển khai các nội dung tổ chức hoạt động vui chơi theo kế hoạch. Nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là kỹ năng tổ chức hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của hoạt động chưa rõ ràng. Xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân chưa thể phân hóa được các nhóm trẻ có cùng năng lực nhận thức để có nội dung hoạt động phù hợp cho từng nhóm đối tượng. Giáo viên khó có thể đạt được hiệu quả cao trong tổ chức thực hiện các hoạt động vui chơi cho trẻ khi mà một cách thức thực hiện nội dung áp dụng cho toàn bộ lớp học không đồng đều về nhận thức ”. Như vậy có thể thấy thực hiện đầy đủ các nội dung theo kế hoạch chưa chắc đạt được hiệu quả như mong muốn. Mà sự quyết định đến chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tổ chức lớp học của giáo viên.

Thông qua kết quả khảo sát có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Các trường mầm non công lập quận 12 đang thực hiện nội dung HĐVC cho trẻ MG theo nội dung chương trình GDMN. Tuy nhiên, nội dung HĐVC còn phụ thuộc nhiều vào nội dung hoạt động học, những nội dung phát huy tính sáng tạo cho trẻ chưa được thực hiện thường xuyên và kết quả thực hiện thấp. Việc tổ chức nội dung chơi phù hợp với vốn kinh nghiệm, biểu tượng của trẻ chưa được quan tâm thực hiện, HĐVC chưa thể hiện được vai trò là HĐCĐ của trẻ mẫu giáo.

Điểm trung bình chung của các nội dung bảng 2.4 cho thấy các ý kiến khảo sát đều đánh giá mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện tương đối tốt. Điểm trung bình chung của cán bộ quản lí về mức độ thực hiện là 3.82 đạt mức nhận định thực hiện

thường xuyên. Kết quả thực hiện trung bình chung 3.82 mức nhận định khá. Điểm trung bình chung của giáo viên về mức độ thực hiện các nội dung hoạt động vui chơi 3.77 đạt mức nhận định thường xuyên. Kết quả thực hiện trung bình 3.52 mức nhận định khá. Kết quả trên cho thấy hiện nay các trường đã nghiêm túc thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động vui chơi cho trẻ. Tuy nhiên, với mức độ đánh giá như trên, công tác này chưa thực sự phát huy hết hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 62 - 66)