Phân cấp quảnlí hoạt độngvui chơi chotrẻ mẫu giáoở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 46 - 49)

được ban giám hiệu và tổ chuyên môn phê duyệt theo tuần, tháng, năm học. Nội dung đánh giá tổ chức hoạt động vui chơi cần căn cứ trên các thông tin thu được một cách khách quan và trung thực.

+ Xác định nội dung đánh giá - Xây dựng các tiêu chí đánh giá

- Mức độ phù hợp của trò chơi đối với nhóm lớp - Phương pháp tổ chức trò chơi cho trẻ của giáo viên - Khả năng đáp ứng của trẻ với trò chơi.

- Hiệu quả của trò chơi đối với mục tiêu giáo dục + Các bước tiến hành đánh giá như sau

- Xác định yêu cầu đánh giá - Thành phần tham gia - Tiến hành đánh giá - Xử lí kết quả đánh giá - Kết luận

1.4. Lý luận về quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

1.4.1. Phân cấp quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non non

* Quản lí gián tiếp

Trong nhà trường mầm non ban giám hiệu mà cụ thể là hiệu trưởng và phó hiệu trưởng giữ vai trò quản lí gián tiếp trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Vai trò đó thể hiện rõ nét ở kết quả việc giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Để giáo viên có nhận thức và xác định mục tiêu, nội dung cũng như biện pháp đúng khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo thì ban giám hiệu thường xuyên cập nhật, triển khai những nội dung mới về kiến thức tổ chức hoạt động vui chơi cho giáo viên nắm, tổ chức các khoá bồi dưỡng, tạo điều kiện cho giáo viên dự giờ, học tập kinh nghiệm bạn đồng nghiệp trong trường, ngoài

trường, trong quận, ngoài quận. Ban giám hiệu giữ vai trò rất quan trọng quyết định bộ mặt chuyên môn của nhà trường, giáo viên giỏi hay không giỏi, hiểu đúng hay lệch lạc về ý nghĩa, phương pháp, cách thức của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ một phần là do người quản lí, người quản lí truyền đạt đến họ những gì, hướng họ đi như thế nào trong quá trình họ tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Muốn trẻ chơi thì phải có đồ chơi vì vậy ban giám hiệu còn đóng vai trò là người cung cấp, trang bị, chọn lựa đồ dùng đồ chơi phù hợp với độ tuổi, mục đích và nội dung chơi để giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo, cách bố trí, sắp xếp môi trường đồ chơi đóng vai trò then chốt. Hiện nay, giáo dục mầm non đặt mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm làm mục đích chính khi xây dựng và tổ chức các hoạt động cho trẻ. Đặc biệt là trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Vì vậy để giáo viên có thể thực hiện có hiệu quả tinh thần của mục tiêu mà giáo dục mầm non đặt ra, mỗi người cán bộ quản lí ngoài việc chỉ đạo, hướng dẫn và xây dựng cho giáo viên của mình mục tiêu, nội dung, biện pháp còn phải hướng dẫn giáo viên bố trí, sắp xếp môi trường đồ dùng đồ chơi để trẻ thuận tiện “dễ thấy và dễ lấy”.

* Quản lí trực tiếp

Giáo viên chủ nhiệm lớp giữ vai trò quản lí trực tiếp trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Giáo viên là người thực hiện từ khâu xây dựng kế hoạch vui chơi cho trẻ đến khâu lựa chọn nội dung chơi, đồ chơi, bố trí môi trường, tổ chức hoạt động cho trẻ chơi. Trẻ mẫu giáo hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, thông qua vui chơi giúp trẻ phát triển toàn diện.Vì vậy, việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải đảm bảo an toàn và các điều kiện đảm bảo sức khoẻ cho trẻ khi chơi, ngoài ra khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ giáo viên còn phải đảm bảo nguyên tắc: Tính tự nguyện, tính phát triển, tính giáo dục”. Hai phần ba số giờ của trẻ ở trường mầm non mà cụ thể là ở cùng cô, vui chơi cùng cô, học tập cùng cô, cô cho trẻ ăn, trẻ ngủ vì vậy ngoài cha mẹ, cô giáo mầm non có thể nói là người hiểu trẻ, nắm đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Trẻ thích chơi trò chơi như thế nào, thích chơi với ai và hành động chơi của mỗi trẻ ra sao giáo viên nắm rất rõ, trẻ có hứng thú chơi, sáng tạo và tự do được lựa chọn

các trò chơi hay không là do giáo viên. Hằng ngày, trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, giáo viên quan sát, ghi lại những gì diễn ra đối với trẻ và linh hoạt thay đổi, điều chỉnh kế hoạch để đáp ứng nhu cầu của trẻ và những gì diễn ra trong thực tiễn. Trong khi chơi trẻ cần được tự do, song vẫn cần sự có mặt của cô giáo khi trẻ chơi. Giáo viên có thể tham gia bằng giao tiếp phi ngôn ngữ (mỉm cười, gật đầu tán thưởng, xoa đầu trẻ, chạm vào người trẻ) hoặc giao tiếp bằng ngôn ngữ (nhận xét, gợi ý, đặt câu hỏi) hoặc chơi cùng trẻ như một thành viên. Trong quá trình trẻ chơi thì thời gian trẻ chơi bằng thời gian quan sát của giáo viên.

1.4.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

* Xây dựng kế hoạch:

Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong qui trình quản lí, kế hoạch hoá là hành động đầu tiên của người quản lí, đưa mọi hoạt động giáo dục vào công tác kế hoạch có mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định các điều kiện, nguồn lực để thực hiện mục tiêu trong thời gian nhất định của hệ thống quản lí nhằm mục đích làm cho tổ chức phát triển theo kế hoạch.

Xây dựng kế hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lí. Muốn công tác quản lí có hiệu quả, nhà quản lí phải xây dựng được kế hoạch quản lí của mình.

Các loại kế hoạch cần xây dựng để quản lí HĐVC gồm:

Xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động vui chơi, kế hoạch HĐVC cho trường mình. Đây còn gọi là kế hoạch HĐVC chung toàn trường. Kế hoạch này được xây dựng dựa trên những quan điểm, chiến lược và điều kiện thực tế từng trường.

Xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở từng khối, lớp theo kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày. Đối với trẻ mẫu giáo HĐVC là hoạt động chủ đạo vì vậy cần được xây dựng kế hoạch trên cơ sở phát triển của nội dung trò chơi, vai chơi theo khả năng, năng lực trẻ tại các khối, lớp theo định hướng HĐVC giữ vai trò chủ đạo, phù hợp với nội dung chương trình GDMN ở độ tuổi mẫu giáo.

Xây dựng thời khóa biểu, kế hoạch sinh hoạt phù hợp, khoa học, đảm bảo thời gian HĐVC của trẻ.

Xây dựng kế hoạch về đầu tư, trang bị, mua sắm sửa chữa, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo. HĐVC chỉ được tổ chức tốt khi trẻ có đồ chơi để trẻ hoạt động. HĐVC là cuộc sống của trẻ, là nơi để trẻ thể hiện sắc thái cảm xúc, kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Môi trường, đồ dùng đồ chơi có vai trò rất quan trọng để tổ chức HĐVC cho trẻ. Kế hoạch trang bị, mua sắm, thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng và sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi càng xây dựng khoa học, hợp lí bao nhiêu thì hiệu quả HĐVC càng cao bấy nhiêu.

Xây dựng kế hoạch phối hợp với phụ huynh và các lực lượng khác trong nhà trường để quản lí hoạt động vui chơi. BGH cần phối hợp với các lực lượng trong nhà trường như: ban chất lượng trường, ban thanh tra, tổ trường chuyên môn,....và phụ huynh trong công tác quản lí HĐVC cho trẻ.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ. Từ đầu năm học BGH phải xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện HĐVC cho trẻ của GV các khối, lớp với thời gian, đối tượng, nội dung, hình thức, chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá rõ ràng và thông báo cho tập thể sư phạm về kế hoạch này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)