Giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm ở các góc chơi, các khu vực chơi hoặc có thể tổ chức cho trẻ chơi cá nhân, chơi theo nhóm tùy theo nhu cầu và sự hứng thú của trẻ. Trẻ có thể chơi trong lớp, trong phòng chức năng, ngoài sân, ngoài vườn tùy vào tình hình thực tế của lớp học, của trường. Có thể chia theo hai hình thức chơi như sau:
+ Chơi theo ý thích (cá nhân hoặc nhóm, ở góc chơi trong lớp hoặc ngoài trời). Loại hình thức chơi này trẻ tự khởi xướng, tự do lựa chọn tham gia các hoạt động tùy thích theo nhu cầu của trẻ.
+ Chơi theo mục tiêu giáo dục (chơi cá nhân, nhóm trong lớp hoặc ngoài trời) : Loại hình thức chơi này dựa trên mục tiêu của kế hoạch giáo dục phù hợp chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non. Giáo viên căn cứ vào mục tiêu kế hoạch bố
trí môi trường cho trẻ chơi bao gồm môi trường xã hội và môi trường vật chất, môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Trẻ cần có nhiều cơ hội để chơi cả ở bên trong và bên ngoài. Các góc hoạt động giúp trẻ có không gian và dụng cụ để khuyến khích trẻ suy nghĩ, tưởng tượng, suy luận và kỹ năng giải quyết khó khăn; cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội học hỏi mà không cần giáo viên phải dạy trẻ một cách chính quy hoặc trực tiếp; khuyến khích tính độc lập và sáng tạo ở trẻ… Theo cách bố trí này, giáo viên là người hướng dẫn và hỗ trợ trẻ chơi; trẻ là người chủ động, quyết định và tự thực hiện hoạt động chơi theo cách của mình.
Hai hình thức chơi nói trên thực hiện nội dung giáo dục theo hướng tích hợp và tạo cho trẻ cơ hội “học mà chơi, chơi mà học” và luôn đảm bào nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm” khi tổ chức các hoạt động giáo dục mà hiện nay giáo dục Việt Nam đang hướng tới. Qua đó, trẻ học được các kĩ năng và kiến thức cần thiết theo kế hoạch của chương trình.
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Đây là hoạt động giúp trẻ phát triển các kỹ năng thao tác vận động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ…chính vì điều này cho nên nội dung của các hình thức tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ rất phong phú. Dưới đây là một số hình thức thường được sử dụng trong trong mầm non hiện nay.
- Trò chơi đóng vai - Trò chơi đóng kịch
- Trò chơi xây dựng lắp ghép - Trò chơi học tập
- Trò chơi vận động - Trò chơi dân gian
* Trò chơi đóng vai theo chủ đề - Đặc điểm
Trẻ sẽ tham gia nhập vai người khác. Từ hình thức ăn mặc, cách đi đứng, cử chỉ điệu bộ…
Giáo viên nói chủ đề đóng vai đồng thời phân vai cho các bé tham gia trò chơi. Giáo viên yêu cầu đóng vai về một tình huống nào đó, giảng giải cách thức cho các bé về nhân vật. Tiến hành tổ chức chơi. Trong quá trình chơi giáo viên có thể chỉnh sửa hành vi động tác cho phù hợp, đồng thời yêu cầu các bé ngồi xem cổ vũ khuyến khích.
* Trò chơi đóng kịch - Đặc điểm
Đây là trò chơi phân vai theo chủ đề của những tác phẩm văn học mà trẻ đã được làm quen trước đó, thông qua các giờ kể chuyện của giáo viên.
Tham gia vào trò chơi này trẻ sẽ đóng một vai cho xuyên suốt cho toàn bộ câu chuyện.
- Cách thức tiến hành
Giáo viên xây dựng kịch bản, có thể lược bỏ những đoạn khó cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Lựa chọn lời thoại, luyện tập điệu bộ cử chỉ cho trẻ. Có thể phân ra nhiều đoạn cho trẻ luyện tập thành thạo rồi mới tiến hành lắp ghép toàn bộ nội dung vở kịch.
* Trò chơi xây dựng lắp ghép - Đặc điểm
Trẻ sẽ sử dụng các đồ chơi chuyên dùng để lắp ghép những công trình quen thuộc với môi trường xung quanh của trẻ.
Trò chơi này giúp các bé phát triển trí tưởng tượng, khả năng thẩm mỹ về màu sắc hình khối.
- Cách thức tiến hành
Giáo viên lựa chọn đồ chơi và chủ đề cho trẻ. Phân thành các góc học tập khác nhau. Có thể sử dụng các hình khối có sẵn theo chủ đề, cũng có thể tận dụng những nguyên vật liệu phù hợp để tiến hành lắp ghép.
* Trò chơi học tập - Đặc điểm
Đây là trò chơi nhằm rèn luyện khả năng ghi nhớ, sư phán đoán để phát triển trí tuệ và khả năng ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mầm non.
- Cách thức tiến hành
Sử dụng các nội dung bài học giáo viên có thể thiết kế thành trò chơi, thông qua trò chơi giảng giải ý nghĩa của chủ đề chơi. Ví dụ thông qua bài học vè chủ đề gia đình giáo viên tổ chức cho trẻ chơi đóng vai, rút ra ý nghĩa của trò chơi như trước khi đi học phải chào hỏi ông bà cha mẹ, đến trường chào hỏi cô…
* Trò chơi vận động - Đặc điểm
Đây là trò chơi đòi hỏi nhiều về sự vận động của các cơ quan như chân, tay, đầu cổ. Sự phối hợp nhuần nhuyễn các động tác của cơ thể cũng như sự phối hợp ăn ý giữa các trẻ với nhau.
- Cách thức tiến hành
Giáo viên lựa chọn trò chơi phù hợp với chủ đề. Lựa chọn kỹ các dụng cụ hỗ trợ vui chơi cho trẻ. Phân công các vai chơi. Tiến hành tổ chức chơi cho trẻ.
Trên đây là một số hình thức tổ chức vui chơi thường được tổ chức cho trẻ mầm non. Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của tuần, tháng, năm giáo viên sẽ lựa chọn những hoạt động vui chơi phù hợp với tình hình cơ sở vật chất cũng như điều kiện sân chơi của nhà trường.