Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạchhoạt độngvui chơi chotrẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 81 - 86)

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là một trong những chức năng của nhà quản lí. Đây là hoạt động điều khiển, điều chỉnh nhằm đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện theo đúng yêu cầu và kết quả đã đề ra trước đó. Bảng 2.8 dưới đây là kết quả khảo sát thực trạng quản lí chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập trên địa bàn quận 12, Tp Hồ Chí Minh.

Bảng 2.8. Mức độ và kết quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Stt Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Cán bộ

quản lí Giáo viên

Cán bộ

quản lí Giáo viên

Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn 1 Ra quyết định cho các bộ phận và GV thực hiện HĐVC 3.56 0.502 3.82 0.679 3.41 0.670 3.14 0.819 2 Hướng dẫn GV thực hiện kế hoạch HĐVC 3.44 0.709 3.80 0.716 3.54 0.596 3.59 0.601 3 Theo dõi sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường khi thực hiện HĐVC 3.49 0.637 3.39 0.69 3.39 0.771 3.33 0.786 4 Phát động phong trào thi đua thực hiện kế hoach HĐVC trong trường

Stt Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Cán bộ

quản lí Giáo viên

Cán bộ

quản lí Giáo viên

Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn 5 Điều chỉnh, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ kế hoạch 3.78 0.708 3.75 0.667 3.68 0.683 3.74 0.646 6 Chuẩn bị các điều kiện như lớp học, sân chơi cho giáo viên

3.74 0.723 3.87 0.693 3.82 0.774 3.91 0.707

7

Điều động giáo viên hỗ trợ khi có yêu cầu của giáo viên phụ trách 3.64 0.663 3.76 0.637 3.70 0.707 3.77 0.661 8 Cử hiệu phó chuyên môn luôn luôn hỗ trợ thực hiện kế hoạch của giáo viên

3.8 0.700 3.72 0.654 3.54 0.579 3.72 0.669

9

Yêu cầu các bộ phận phục vụ tạo điều kiện cho giáo viên

3.8 0.670 3.93 0.657 3.56 0.577 3.83 0.65

Trung bình chung 3.62 3.67 3.63 3.55

Đánh giá chung Thường

xuyên

Thường

Kết quả trung bình chung từ bảng 2.8 cho thấy CBQL và GV đều đánh giá các nội dung chỉ đạo thực hiện HĐVC cho trẻ MG thực hiện thường xuyên và kết quả thực hiện được đánh giá ở mức khá, cụ thể như sau:

Về mức độ thực hiện

Đối với CBQL: CBQL đánh giá các nội dung có mức độ thực hiện thường xuyên, trong đó các nội dung thực hiện thường xuyên nhất là: “Ra quyết định cho các bộ phận và GV thực hiện HĐVC “với điểm số trung bình = 3.56 xếp thứ nhất; xếp thứ hai là nội dung: “Theo dõi sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường khi thực hiện HĐVC” với điểm số trung bình = 3.49; xếp thứ ba với điểm số trung bình = 3.44 là nội dung: “Hướng dẫn GV thực hiện kế hoạch HĐVC”, và xếp vị trí thấp nhất là nội dung” Phát động phong trào thi đua thực hiện kế hoach HĐVC trong trường” với số điểm trung bình = 3.34.

Đối với GV: GV đánh giá các nội dung chỉ đạo thực hiện HĐVC cho trẻ ở mức thường xuyên và ít thường xuyên. Ở mức thường xuyên gồm các nội dung “Ra quyết định cho các bộ phận và GV thực hiện HĐVC “ (= 3.82) và nội dung thấp hơn đó là “Hướng dẫn GV thực hiện kế hoạch HĐVC “ (= 3.80). Hai nội dung còn lại được đánh giá thực hiện ít thường xuyên với số điểm 3.00 đến 3.39 là: Nội dung “Phát động phong trào thi đua thực hiện kế hoach HĐVC trong trường (= 3.00) và nội dung: “Theo dõi sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường khi thực hiện HĐVC” (= 3.39). Kết quả đánh giá của CBQL và GV ở các nội dung chỉ đạo thực hiện HĐVC cho trẻ ít sự khác biệt.

Qua kết quả đánh giá của CBQL và GV chúng tôi nhận thấy các nội dung chưa được thực hiện tốt lắm có nội dung ít thực hiện. Như vậy, hiệu quả thực hiện cũng không cao.

Về kết quả thực hiện

Đối với CBQL: Trong bốn nội dung ở bảng trên thì có 2 nội dung CBQL nhận xét đạt khá và hai nội dung đạt điểm trung bình. Nội dung được đánh giá kết quả thực hiện ở mức khá là: Nội dung “phát động phong trào thi đua thực hiện kế hoach HĐVC trong trường” với điểm trung bình = 4.00 và nội dung “Hướng dẫn GV thực hiện kế hoạch HĐVC” với điểm trung bình = 3.54. Hai nội dung còn lại đạt mức

trung bình với số điểm 3.393.41 là: nội dung “Theo dõi sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường khi thực hiện HĐVC” và nội dung “Ra quyết định cho các bộ phận và GV thực hiện HĐVC”.

Đối với GV: Tương tự như đánh giá của CBQL, đội ngũ GV cũng cho rằng tất cả các nội dung đều được thực hiện ở mức khá và trung bình, tuy nhiên GV đánh giá các nội dung này ở mức trung bình nhiều hơn so với GV đánh giá ở mức khá. Cụ thể như sau: Nội dung “Hướng dẫn GV thực hiện kế hoạch HĐVC” được đánh giá ở mức cao nhất với số điểm = 3.59. Các nội dung còn lại được GV đánh giá có mức độ thực hiện trung bình gồm: Nội dung : “Phát động phong trào thi đua thực hiện kế hoach HĐVC trong trường” với số điểm = 2.94; Nội dung “Ra quyết định cho các bộ phận và GV thực hiện HĐVC” với số điểm = 3.14 và Nội dung “Theo dõi sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường khi thực hiện HĐVC” với số điểm = 3.33. Điểm trung bình chung về chỉ đạo HĐVC cho trẻ của 2 nhóm đối tượng cùng đạt mức thường xuyên và kết quả khá, trung bình. Đánh giá của CBQL, GV cho thấy công tác này đòi hỏi phải có những đổi mới nâng cao hiệu quả hơn nữa.

Kết quả phỏng vấn nội dung này như sau:

Mã số phỏng vấn GV04 cho rằng “Sau khi triển khai kế hoạch hoạt động vui

chơi cho trẻ mẫu giáo, gần như ban giám hiệu không cử người hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên tháo gỡ những khó khăn về chuyên môn. Cũng như chỉ đạo sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong nhà trường nhưcơ sở vật chất, vệ sinh an toàn, bảo vệ… Các tình huống nảy sinh đa phần đều do giáo viên tự xử lí. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động, đồng thời tạo ra tâm lí đối phó của giáo viên. Đề nghị trong thời gian tới BGH cần sâu sát hơn khi triển khai xong kế hoạch, một mặt đảm bảo các hoạt động được tuân thủ theo quy trình đã định, mặt khác ghi nhận những kết quả, thành tích của giáo viên trong việc sáng tạo tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ ”. Ý kiến phỏng vấn cho thấy, hiện nay chức năng chỉ đạo của

cán bộ quản lí chưa phát huy được hiệu quả. Nên dẫn đến việc triển khai kế hoạch không đầy đủ và vô tình tạo nên tâm lí thực hiện kế hoạch một cách đối phó của giáo viên.

Mã số phỏng vấn CBQL01 cho rằng “Nhà trường thường cử hiệu phó phụ

trách chuyên môn vừa triển khai kế hoạch vừa là người trực tiếp hướng dẫn cho giáo viên về các vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Nhưng do nhiều yếu tố chi phối, phải phụ trách nhiều lĩnh vực, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhận thức của các bộ phận có liên quan còn hạn chế khi thực hiện phối hợp, sỉ số trẻ đông… Nên nhiều khi sự hỗ trợ của BGH còn chậm trễ và chưa thể giải quyết triệt để các vấn đề giáo viên yêu cầu. Trong thời gian tới nhà trường sẽ đề nghị các tổ chuyên môn cử người có năng lực và kinh nghiệm cùng tham gia với BGH để hỗ trợ và đồng hành cùng giáo viên”. Ý kiến phỏng vấn cho thấy công tác chỉ đạo thực

hiện các nội dung của kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi của các nhà quảnlí chưa thực sự sâu sát, nên hiệu quả của công tác này chưa cao.

Căn cứ vào kết quả khảo sát bảng 2.8 chúng tôi cho rằng; Về mức độ thực hiện chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường hiện nay đạt mức thường xuyên (TB 3.62 3.67). Kết quả của hoạt động đạt mức khá (TB 3.633.55). Tuy nhiên, còn có một số nội dung (đã phân tích ở trên) cần phải được điều chỉnh lại để vai trò của chức năng chỉ đạo được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả hơn.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)