Kiểm tra, đánh giá kế hoạchhoạt độngvui chơi chotrẻ mẫu giáoở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 51 - 52)

trường mầm non

Kiểm tra: là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lí. LêNin cho rằng: “Quản lí mà không có kiểm tra coi như không có quản lí”. Kiểm tra là việc đo lường quá trình thực hiện kế hoạch trên thực tế, nhằm đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời để đảm bảo tổ chức thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch.

Kiểm tra không những giúp cho việc đánh giá thực chất trạng thái đạt được của nhà trường khi kết thúc một kỳ kế hoạch mà còn có tác dụng tích cực cho việc chuẩn bị cho năm học sau. Việc kiểm tra cá nhân, một nhóm hay một tổ chức nhằm giám sát, đánh giá và xử lí kết quả đạt được của tổ chức so với mục tiêu quản lí đã định nếu cần thiết sẽ điều chỉnh, uốn nắn hoạt động. Quá trình kiểm tra có trình tự như sau:

Xây dựng các chỉ tiêu, chuẩn mực hoạt động.

So sánh, đối chiếu, đo lường việc thực hiện nhiệm vụ với chỉ tiêu, chuẩnmực. Điều chỉnh hoạt động sai lệch, thậm chí điều chỉnh chuẩn mực hoặc mục tiêu. Công tác này đòi hỏi nhà quản lí phải lựa chọn hình thức và nội dung kiểm tra sao cho phù hợp với yêu cầu đổi mới về CTGDMN theo hướng tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm.Trong đó có yêu cầu về đổi mới về kiểm tra, đánh giá về HĐVC cho trẻ MG.

Từ kế hoạch kiểm tra đã lập ra, thông báo đội ngũ GV về kế hoạch kiểm tra, đánh giá và tiến hành đánh giá theo từng giai đoạn, học kỳ.

Nhà trường, tổ, khối chuyên môn mẫu giáo thống nhất nội dung, hình thức kiểm tra, đáp án, thang điểm cho các loại trò chơi, HĐVC.

Tổ chức thực hiện việc kiểm tra theo thống nhất chung, theo kế hoạch, chấm chéo hoạt động các lớp đảm bảo công bằng, khách quan.

BGH, tổ trưởng chuyên môn kiểm tra định kỳ, thường xuyên kế hoạch vui chơi năm, tháng, tuần, ngày, sổ tay GV, dự giờ, thăm lớp, kiểm tra, thanh tra đúng kế hoạch.

Kiểm tra kết quả thực hiện hoạt động, so sánh đối chiếu với kế hoạch đã xây dựng. Trên cơ sở đó nhận ra mặt tích cực, hạn chế để xây dựng điều chỉnh kế hoạch quản lí hiệu quả hơn.

BGH đánh giá GV phải dựa trên nhiều tiêu chí từ xây dựng kế hoạch HĐVC, kết quả thực hiện HĐVC (các phiếu đánh giá GV tổ chức HĐVC), kết quả thể hiện trên trẻ.Bản thân BGH cũng phải đánh giá toàn bộ hoạt động quản lí của mình so với mục tiêu đề ra để có hướng điều chỉnh các hoạt động quản lí tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)