cao hơn.
3.2.5. Kiểm tra, đánh giá giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo giáo
Kiểm tra, đánh giá được coi là một khâu rất quan trọng của hoạt động quản lí. Lê Nin đã từng nhấn mạnh “Quản lí mà không có kiểm tra coi như không có quản lí”. Việc kiểm tra, đánh giá GV về tổ chức HĐVC là khâu rất quan trọng trong công tác quản lí của BGH ở các trường MN; Kiểm tra, đánh giá giúp GV kịp thời nắm được những mặt mạnh, mặt yếu của họ trong việc tổ chức HĐVC cho trẻ. Trên cơ sở đó BGH chủ động có kế hoạch, có biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức HĐVC cho trẻ MG. Thực tế, công tác quản lí về kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐVC cho trẻ MG ở các trường MN quận 12 còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức và thành tích. Các biện pháp quản lí của BGH không phù hợp với chương trình đổi mới
GDMN, cần phải có giải pháp đổi mới quản lí về biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng tổ chức HĐVC cho trẻ MG. Theo chúng tôi, việc kiểm tra, đánh giá GV tổ chức HĐVC cho trẻ cần đạt một số nội dung:
* Mục đích
BGH đánh giá công bằng, khách quan, chính xác kết quả tổ chức HĐVC của GV các lớp MG.
GV có tâm thế thoải mái, được đánh giá, góp ý để tiến bộ, hoàn thành tốt hơn công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá của CBQL nhằm đạt các tiêu chí: Công bằng. chính xác, có hiệu quả thúc đẩy GV tiến bộ, thực hiện tổ chức HĐVC cho trẻ hiệu quả ngày càng cao.
* Yêu cầu cần đạt
BGH nắm vững các nguyên tắc, nội dung, phương pháp kiểm tra và biết vận dụng sáng tạo phù hợp với tình hình thực tiễn.
BGH xác định rõ những nội dung cần phải đổi mới trong kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐVC cho trẻ MG.
BGH cần phải tạo cho GV niềm tin trong việc được kiểm tra, đánh giá và giúp GV hiểu được ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá đối với việc nâng cao trình độ của GV để thực hiện hiệu quả hơn HĐVC.
CBQL thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá theo đúng kế hoạch, đảm bảo công bằng, khách quan.
* Phương hướng thực hiện
Bước 1: BGH trao đổi giúp GV hiểu được ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá đối với việc nâng cao trình độ của GV; Tạo niềm tin và tâm lí thoải mái cho GV về công tác kiểm tra, đánh giá.
Bước 2: BGH tham khảo tài liệu bồi dưỡng CBQL để nắm vững các nguyên tắc Kiểm tra. BGH cần nắm chắc các nguyên tắc kiểm tra sau:
Kiểm tra phải đảm bảo tính pháp chế. Kiểm tra đảm bảo tính kế hoạch. Kiểm tra đảm bảo tính khách quan.
Kiểm tra đảm bảo tính hiệu quả. Kiểm tra đảm bảo tính giáo dục.
Bước 3: Xác định rõ những nội dung kiểm tra, đánh giá cần phải đổi mới so biện pháp cũ của BGH để hiệu quả hơn (Không để tồn tại hạn chế: sự cả nể trong đánh giá GV).
BGH cần phải đổi mới về hình thức kiểm tra, đánh giá để phù hợp với thực tiễn và phù hợp với chương trình đổi mới GDMN hiện nay như:
Kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch của cá nhân và kế hoạch của tổ chuyên môn đã trình với BGH ngay từ đầu năm về việc tổ chức HĐVC cho trẻ, tuy nhiên vẫn chấp nhận sự thay đổi nếu GV giải trình hợp lí.
Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐVC cho trẻ qua dự giờ thường xuyên và đột xuất.
Kiểm tra, đánh giá theo từng loại trò chơi trọng tâm giờ học.
Các nội dung kiểm tra, đánh giá GV việc tổ chức HĐVC cho trẻ, BGH cần phải đổi mới như sau:
Kiểm tra kế hoạch của GV việc chuẩn bị các nội dung về tổ chức HĐVC chotrẻ.
Ví dụ: Nội dung của các trò chơi có phù hợp với chương trình chung và chương trình học không? Nội dung có theo tiến trình phát triển của trò chơi không? Các nội dung chơi có nhằm phát triển được đặc điểm tâm lí lứa tuổi hay không? Những nội dung đó có đạt được mục đích của trò chơi không? Nội dung chơi có kích thích được tính sáng tạo của trẻ không? Tính lôgic của nội dung các trò chơi như thế nào?...
Kiểm tra GV về biện pháp làm phong phú vốn biểu tượng cho trẻ ở các loại trò chơi.
Kiểm tra GV việc mở rộng nội dung chơi trong quá trình tổ chức HĐVC cho trẻ.
Kiểm tra GV việc đưa ra các tình huống để kích thích tính sáng tạo của trẻ trong quá trình vui chơi.
và phát triển trí tuệ cho trẻ ở các góc chơi.
Bước 4: BGH tiến hành đánh giá, góp ý, rút kinh nghiệm cho GV sau khi được kiểm tra. Khi góp ý BGH cần tạo cho GV tâm lí thoải mái, giúp họ sẵn sàng tiếp nhận những góp ý và xem đây là việc làm bổ ích cho họ.
Bước 5: BGH rút kinh nghiệm trong đánh giá hoạt động chuyên môn cuối tháng hoặc sau mỗi chuyên đề, kì học, năm học. Phát hiện, điển hình những kinh nghiệm sáng tạo của GV; nhắc nhở, bồi dưỡng những mặt còn thiếu sót giúp GV tổ chức HĐVC cho trẻ tốt hơn.
Những lưu ý khi thực hiện kiểm tra, đánh giá GV: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trẻ trong HĐVC.
Thực hiện kiểm tra, đánh giá đúng quy trình, theo tiêu chuẩn đánh giá đã xây dựng. Thực hiện đánh gia theo tiến độ, thời gian kế hoạch.
Thực hiện đúng quy trình quản lí khi thực hiện: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và đánh giá các kế hoạch mình đã xây dựng, thực hiện để kế hoạch ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn.