Kiểm tra, đánh giá là chức năng cuối cùng trong bốn chức năng trong công tác quản lí. Thông qua phiếu khảo sát chúng tôi thu được những ý kiến đánh giá về công tác kiểm tra, đánh giá GV tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non công lập quận 12 thành phố Hồ Chí Minh kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 2.9.
Bảng 2.9.Mức độ và kết quả thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
Stt Nội dung
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Cán bộ
quản lí Giáo viên
Cán bộ
quản lí Giáo viên
Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn 1 Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá. 2.98 0.79 3.29 0.667 3.2 0.813 3.14 0.795 2 Yêu cầu các tổ bộ môn đề nghị các tiêu chí đánh giá phù hợp cho khối, tổ mình 3.86 0.756 3.82 0.734 3.82 0.691 3.79 0.722 3 Thống kê, tổng hợp các đề xuất tiêu chí đánh giá của các tổ 3.68 0.653 3.86 0.775 3.8 0.728 3.8 0.75 4 Thành lập bộ phận xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá.
3.58 0.609 3.67 0.641 3.6 0.606 3.56 0.581
5
Nhà trường/ tổ, khối chuyên môn thống nhất nội dung, hình thức kiểm tra, đáp án, thang điểm cho từng loại hoạt động vui chơi
Stt Nội dung
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Cán bộ
quản lí Giáo viên
Cán bộ
quản lí Giáo viên
Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn 6 BGH,HPCM, TTCM kiểm tra theo định kỳ, đột xuất việc thực hiện kế hoạch HĐVC và sổ tay GV
3.83 0.771 3.9 0.695 3.41 0.706 3.68 0.564
7
Lấy ý kiến giáo viên về các tiêu chí kiểm tra đánh giá tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
3.72 0.64 3.66 0.653 3.74 0.633 3.57 0.55
8 Kiểm tra đánh giá
theo tháng 3.78 0.679 3.71 0.658 3.76 0.687 3.57 0.58 9 Kiểm tra đánh giá
theo quý 3.7 0.707 3.78 0.706 3.7 0.678 3.74 0.688 10 Kiểm tra đánh giá
theo năm 3.52 0.544 3.75 0.708 3.54 0.613 3.67 0.66
Trung bình chung 3.66 3.71 3.64 3.57 Đánh giá chung Thường
xuyên
Thường
xuyên Khá Khá
Từ bảng 2.9 cho thấy có sự chênh lệch không lớn trong đánh giá của CBQL và GV về mức độ, kết quả thực hiện kiểm tra, đánh giá GV tổ chức HĐVC. Cụ thể như sau:
Về mức độ thực hiện
Cả CBQL và GV đều đánh giá giống nhau các nội dung đạt ở mức thường xuyên và ít thường xuyên. Đối với CBQL, nội dung đạt ở mức thường xuyên cao nhất là nội dung “Nhà trường/ tổ, khối chuyên môn thống nhất nội dung, hình thức kiểm tra, đáp án, thang điểm cho từng loại hoạt động vui chơi.” với điểm trung bình = 3.93. Về phía GV, đây cũng là một trong hai nội dung được đánh giá đạt ở mức thường xuyên. Tuy nhiên, GV cho rằng đây là nội dung đạt thấp hơn với số điểm =3.67 so với nội dung còn lại đạt 3.90 “BGH, HPCM, TTCM kiểm tra theo định kỳ, đột xuất việc thực hiện kế hoạch HĐVC và sổ tay GV”. Trong khi ở nội dung “Thành lập bộ phận kiểm tra” CBQL và GV cùng đánh giá mức độ ít thường xuyên nhất là3.37 điểmthì nội dung “Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo từng giai đoạn, học kỳ” mặc dù, bị đánh giá là ít thường xuyên nhưng có sự chênh lệch ở số điểm giữa CBQL (= 2.98) và GV (= 3.29).
Thông qua phân tích số liệu, có thể thấy CBQL và GV có sự đánh giá gần giống nhau về mức độ thực hiện của các nội dung trên đều đạt ở mức thường xuyên và ít thường xuyên.
Về kết quả thực hiện
Đối với CBQL: Nội dung mà CBQL đánh giá kết quả thực hiện đạt mức trung bình chiếm nhiều hơn so với nội dung CBQL cho là đạt khá. Cụ thể: Nội dung đạt mức trung bình với số điểm từ 3.12 đến 3.41 là: nội dung “Thành lập bộ phận kiểm tra” (= 3.12) ; Nội dung “Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo từng giai đoạn, học kỳ” (= 3.20) và nội dung được đánh giá số điểm cao nhất trong mức trung bình là nội dung “BGH, HPCM, TTCM kiểm tra theo định kỳ, đột xuất việc thực hiện kế hoạch HĐVC và sổ tay GV” (= 3.41). Nội dung được CBQL đánh giá đạt kết quả
khá với số điểm 3.80 là nội dung “Nhà trường/ tổ, khối chuyên môn thống nhất nội dung, hình thức kiểm tra, đáp án, thang điểm cho từng loại hoạt động vui chơi”.
Đối với GV: GV đánh giá nội dung: “BGH, HPCM, TTCM kiểm tra theo định kỳ, đột xuất việc thực hiện kế hoạch HĐVC và sổ tay GV” (= 3.68) đạt kết quả thực hiện cao nhất. Những nội dung còn lại bị GV đánh giá đạt trung bình với số điểm
điểm trung bình = 3.22 với nội dung “Nhà trường/ tổ, khối chuyên môn thống nhất nội dung, hình thức kiểm tra, đáp án, thang điểm cho từng loại hoạt động vui chơi” và cao nhất trong số nội dung được GV đánh giá đạt kết quả trung bình là nội dung : “Thành lập bộ phận kiểm tra” (= 3.35)
Thông qua phân tích số liệu về kết quả thực hiện kiểm tra, đánh giá HĐVC của GV có thể nhận xét: CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện đều ở mức thường xuyên, ít thường xuyên và kết quả thực hiện khá, trung bình. Kết quả trung bình chung của CBQL và GV về mức độ thực hiện các nội dung là (CBQL= 3.66; GV = 3.71) không có sự chênh lệch ở mức độ thực hiện với đánh giá của CBQL và GV. Kết quả trung bình chung của CBQL và GV về kết quả thực hiện các nội dung là (CBQL= 3.64; GV = 3.57) cùng mức khá.
Kết quả trên chứng tỏ việc kiểm tra, đánh giá HĐVC cho trẻ của BGH với GV đã thông qua kế hoạch và theo kế hoạch. Các biểu mẫu, nội dung, hình thức kiểm tra được xác định, xây dựng và thông báo cho GV. Qua điều tra bằng phiếu phỏng vấn, trao đổi các GV và BGH các trường cho biết các phiếu đánh giá HĐVC cho trẻ MG theomẫu của Bộ giáodục & Đào tạo ban hành, ngoài việc kiểm tra theo kế hoạch BGH cũng áp dụng hình thức dự giờ, thăm lớp đột xuất để đánh giá kết quả thực hiện HĐVC của GV. Hình thức kiểm tra đánh giá như vậy rất tốt vì BGH đánh giá được thực chất hiệu quả tổ chức HĐVC của GV đồng thời có những góp ý, hướng dẫn kịp thời giúp GV phát huy năng lực cá nhân, tổ chức HĐVC tốt hơn. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ được đánh giá kết quả đạt trung bình vì việc đánh giá năng lực GV của BGH còn cả nể, chưa đảm bảo công bằng, nhiều BGH không có đủ năng lực đánh giá GV theo phiếu đánh giá đang áp dụng, vẫn còn đánh giá theo kiểu áp đặt dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Kết quả chỉ có xếp loại khá và tốt (Phụ lục 3), không phản ánh đúng thực chất điểm mạnh, yếu của GV khi thực hiện tổ chức HĐVC cho trẻ. CBQL chưa chú trọng cả về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện, chưa có biện pháp nâng cao kết quả thực hiện hoạt động.
Phỏng vấn về các nội dung trên chúng tôi thu được một số ý kiến như sau: Mã số phỏng vấn CBQL02 cho rằng “Các tiêu chí đánh giá hiện nay về tổ
hoạt động giảng dạy của giáo viên. Cho nên việc đánh giá quá trình cũng như kết quả hoạt động chỉ dừng lại ở mức cơ bản. Trong tương lai nhà trường sẽ tổ chức xây dựng lại các tiêu chí đánh giá cho hoạt động này sao cho chi tiết và cụ thể nhất. Một mặt nhằm đánh giá được trung thực nhất mặt khác có cơ sở ghi nhận những đóng góp của giáo viên”. Ý kiến trên cho thấy hiện nay việc xây dựng lại khung
đánh giá nhằm kiểm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên là hết sức cần thiết.
Kết quả khảo sát bảng 2.9 cho thấy mức độ thực hiện và kết quả thực hiện của công tác kiểm tra đánh giá hoạt động tổ chức vui chơi cho trẻ mẫu giáo được thực hiện thường xuyên (TB 3.66 và 3.71). Kết quả của hoạt động này đạt mức khá (TB
3.64 và 3.57). Như vậy, có thể thấy hoạt động này hiện nay đã phát huy được hiệu quả tuy chưa thực sự tốt nhưng cũng phần nào nói lên được mức độ quan tâm của các nhà quản lí. Để công tác này phát huy được hiệu quả và giúp nhà quản lí nhanh chóng nắm bắt được những ưu điểm và nhược điểm của toàn bộ kế hoạch thì cần phải có những điều chỉnh cần thiết trong các tiêu chí đánh giá cũng như thời điểm thực hiện kiểm tra.