Hiện nay đa số các trường mầm non công lập hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo và tổ chức khá tốt hoạt động này. Mục tiêu và nội dung tổ chức hoạt động vui chơi lấy từ thông tư số 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 và thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phương châm “lấy trẻ làm trung tâm” đặt lên vị trí đầu tiên khi xây dựng kế hoạch cũng như tiến hành tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Trẻ được tham gia vào hoạt động vui chơi với nhiều hình thức, nhiều nội dung và đồ chơi phong phú. Cách trang trí, sắp xếp đồ chơi sao cho trẻ dễ thấy, dễ lấy. Tuy nhiên một vài giáo viên còn chưa cho trẻ tự do lựa chọn trò chơi, đồ chơi và nội dung chơi làm cản trở khả năng sáng tạo và hứng thú của trẻ. Việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ đôi khi còn mang tính hình thức và đối phó. Ban giám hiệu triển khai đến giáo viên việc lập kế hoạch cho việc tổ
chức hoạt động vui chơi cho trẻ chưa đạt được yêu cầu đề ra.
Công tác đánh giá các hoạt động vui chơi của trẻ phải được tiến hành trên cơ sở phân bổ chương trình dạy học mầm non và kế hoạch chi tiết của từng khối lớp đã được ban giám hiệu và tổ chuyên môn phê duyệt theo tuần, tháng, năm học. Nội dung đánh giá tổ chức hoạt động vui chơi cần căn cứ trên các thông tin thu được một cách khách quan và trung thực.
+ Xác định nội dung đánh giá - Xây dựng các tiêu chí đánh giá
- Mức độ phù hợp của trò chơi đối với nhóm lớp - Phương pháp tổ chức trò chơi cho trẻ của giáo viên - Khả năng đáp ứng của trẻ với trò chơi.
- Hiệu quả của trò chơi đối với mục tiêu giáo dục + Các bước tiến hành đánh giá như sau
- Xác định yêu cầu đánh giá - Thành phần tham gia - Tiến hành đánh giá - Xử lí kết quả đánh giá - Kết luận