Biện pháp hướng dẫn giáo viên xâydựng kế hoạchhoạt độngvu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 111 - 114)

Tại các trường MN công lập quận 12, BGH đã quản lí GV thông qua kế hoạch giáo dục. Tuy nhiên, HĐVC chưa được xây dựng kế hoạch riêng theo tiến triển trò chơi, nội dung chơi mà theo kế hoạch giáo dục chung. Trong kế hoạch tuần, HĐVC chỉ mới dự kiến trò chơi chưa thể hiện được các nội dung khác trong cấu trúc trò chơi. HĐVC cho trẻ đòi hỏi GV phải thiết kế họat động cho từng độ tuổi, trong đó phải lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các trò chơi phù hợp với nội dung chương trình và phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi.

Quản lí tốt việc lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các trò chơi sẽ giúp cho BGH chủ động, sáng tạo trong công tác quản lí và phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV trong việc tổ chức HĐVC cho trẻ.

Hiện nay, ở các trường MN không còn áp dụng học và chơi theo chủ đề, chủ điểm mà theo nội dung chương trình GD và khả năng của trẻ. Sự thay đổi này là cần thiết để không gò ép trẻ theo những nội dung mà GV đã chọn sẵn, phát huy vốn kinh nghiệm và hiểu biết của trẻ. Tuy nhiên, một vài GV còn theo hướng cũ và một số người chưa có đủ năng lực quản lí, tổ chức HĐVC theo hướng mới này.

Chúng tôi nhận thấy để khắc phục hạn chế này và tìm ra biện pháp khắc phục thì cần xác định mục tiêu cần đạt và phương hướng thực hiện biện pháp.

* Mục đích

BGH hướng dẫn GV xây dựng được kế hoạch HĐVC cho trẻ MG hợp lí, phù hợp thực tiễn đơn vị. Kế hoạch xây dựng đảm bảo tính cần thiết và khả thi cao, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của trẻ và đạt mục tiêu đơn vị đề ra.

Kế hoạch đảm bảo đạt các tiêu chí: Thực hiện được hết nội dung chương trình theo năm, tháng, tuần, ngày đã dự kiến; đảm bảo được xây dựng khoa học, hợp lí

theo hướng HĐVC giữ vai trò chủ đạo; nội dung kế hoạch phù hợp với sự phát triển hài hòa theo các lĩnh vực phát triển của trẻ.

* Yêu cầu cần đạt

BGH, GV nắm vững các quy định của Bộ, ngành về xây dựng kế hoạch HĐVC cho trẻ MG, có kiến thức và kĩ năng lựa chọn nội dung chương trình (NDCT) phù hợp lứa tuổi và điều kiện thực tế tại trường.

BGH hướng dẫn GV nắm vững nguyên tắc lập kế hoạch cho tiến trình phá triển các trò chơi theo nội dung chương trình và có kỹ năng về lập kế hoạch cho tiến trình phát triển HĐVC.

BGH gợi ý, hướng dẫn GV thực hiện theo sáng kiến của bản thân.

Phát huy khả năng sáng tạo của tổ trưởng chuyên môn trong công tác quản lí việc lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các trò chơi của GV.

Kế hoạch hoạt động nộp đúng thời gian quy định, sát với thực tế, tính khả thi, hiệu quả cao.

Lịch sinh hoạt, lịch hoạt động được GV nắm và thực hiện để đảm bảo thời lượng HĐVC.

* Phương hướng thực hiện

BGH lập kế hoạch, lịch sinh hoạt, lịch hoạt động cho các khối, lớp và thông báo cho GV nắm rõ

BGH rà soát, lựa chọn nội dung trong chương trình giáo dục mầm non (CT GDMN) để lựa chọn mục tiêu đưa vào HĐVC cho phù hợp

BGH Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch, nội dung theo từng khối, lớp đảm bảo sự đa dạng, phong phú trong HĐVC

Khi BGH hướng dẫn GV cách lập kế hoạch HĐVC có thể theo các bước sau: Bước 1: BGH giúp GV hiểu rõ nguyên tắc về việc lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các trò chơi. Việc lập kế hoạch phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Tất cả NDCT độ tuổi MG phải được thực hiện trong năn học bằng nhiều dạng hoạt động. BGH phải hướng dẫn GV dựa vào NDCT để phân loại HĐ nào sẽ thực hiện nội dung nào. Từ đó, GV lập ra những nội dung cho HĐVC cả năm. Từ đó xây dựng kế hoạch HĐVC theo năm, học kỳ, tháng, tuần và thực hiện, phát triển theo

tiến trình ấy theo sáng kiến của GV.

Việc lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các trò chơi, nội dung chơi phải phù hợp và có sự thống nhất với nội dung hoạt động học.

Nội dung chơi, thời gian chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi và kích thích sự phát triển tâm lí trẻ MG. Thời gian chơi đảm bảo đủ thời lượng theo yêu cầu.

Mỗi trò chơi GV phải xác định rõ mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung chơi phù hợp nội dung học.

Nội dung các trò chơi trọng tâm trong kế hoạch phải liên ý và logic với nhau, trò chơi này hỗ trợ trò chơi kia. Ở cùng loại trò chơi thì trò chơi trước là cơ sở cho trò chơi sau. Trò chơi sau phải dựa trên trình độ của trẻ ở trò chơi trước nhưng nội dung mở rộng hơn, độ khó cao hơn để kích thích trẻ phát triển.

Bước 2: GV xây dựng kế hoạch cho tiến trình phát triển các trò chơi theo kế hoạch năm, tháng, tuần (dự kiến - vì tùy thuộc đặc điểm trẻ từng lớp sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt ).

Bước 3: Thảo luận, trao đổi, góp ý ở cấp tổ, khối các kế hoạch cá nhân đã soạn. Tổ trưởng chuyên môn chủ trì, BGH góp ý.

Bước 4: CBQL góp ý trên kế hoạch từng cá nhân

Bước 5: GV thực hiện kế hoạch cá nhân theo tiến trình đã xây dựng, có điều chỉnh linh hoạt để phù hợp nhất với trẻ lớp mình. BGH, tổ trưởng chuyên môn dự giờ, trao đổi, góp ý cho GV.

Bước 6: Tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm hàng tháng tại sinh hoạt chuyên môn khối.

Qua trao đổi với BGH và GV các trường chúng tôi được biết GV các trường rất mong muốn được BGH bồi dưỡng thêm về cách xác định nội dung phù hợp với lứa tuổi trẻ. GV chưa tự tin trong việc xác định nội dung đó dễ hay khó với trẻ, có phù hợp hay không, nội dung nào lựa chọn cho HĐVC, nội dung nào lựa chọn cho các loại HĐ khác. BGH thì cho biết các nội dung trên đều cần thiết và khả thi. Riêng việc lập lịch sinh hoạt và hoạt động tại các phòng chức năng còn chưa hợp lí do điều kiện cơ sở vật chất, các phòng chức năng thiếu; các lớp lại đông nên rất khó

khi đưa ra lịch hoạt động hợp lí cho tất cả các lớp. Nếu thực hiện được biện pháp này thì các kế hoạch HĐVC cho trẻ sẽ đạt cao hơn, đó là điều kiện để HĐVC đạt kết quả thực hiện cao hơn.

3.2.4. Biện pháp tổ chức, chỉ đạo giáo viên thực hiện kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)