Các khái niệm liên quan đến hoạt động trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 27 - 29)

* Hoạt động

Theo từ điển giáo dục học hoạt động là hình thức biểu hiện quan trọng nhất của mối quan hệ tích cực, chủ động của con người đối với thực tiễn xung quanh. Còn đối với từng khía cạnh của thực tiễn hoạt động là quá trình diễn ra một loại hành động có liên quan chặt chẽ với nhau tác động vào đối tượng nhằm đạt được mục đính nhất định trong đời sống xã hội.

Khái niệm trên cho thấy, hoạt động chính là hình thức tồn tại của con người, con người muốn đạt được mục đích nào đó phải thông qua hoạt động. Như vậy, hoạt động bao giờ cũng có đối tượng và hoạt động là nhằm đạt được một mục đích nào đó. Trong học tập, cũng như trong vui chơi tất cả các hoạt động đều có đối tượng, khi chủ thể tương tác với đối tượng bằng hành động, thao tác trên các phương tiện

khác nhau chủ thể sẽ nhận được một kết quả tương ứng với hành động đó.

Theo tác giả hoạt động là sự tương tác của chủ thể lên đối tượng bằng các

thao tác, phương tiện khác nhau nhằm đạt được một mục đích nào đó. * Hoạt động vui chơi

Hoạt động vui chơi là hoạt động thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân thông qua một hình thức biểu hiện hành động cụ thể nào đó.

Hoạt động vui chơi được tổ chức trong trường mầm non nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ. Thông qua trò chơi trẻ được phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ

Hoạt động vui chơi còn giúp trẻ tích lũy dần những kinh nhiệm thông qua thấu hiểu các quy tắc của trò chơi. Từ đó hình thành cho trẻ biết cách tôn trọng các quy ước đã được thiết lập.

Hoạt động vui chơi còn giúp trẻ có cơ hội giao tiếp có ý nghĩa với đồ vật và môi trường xung quanh.

* Hoạt động vui chơi của trẻ mầm non

Theo Dương Diệu Hoa (chủ biên), Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Kế Hào, Phan Trọng Ngọ, Đỗ Thị Hạnh Phúc, 2012) Trong đời sống tâm lí của con người không chỉ có các yếu tố tâm lí mang tính “khuôn mẫu” do có các hoạt động tạo thành, như tính kỹ thuật, tính kỷ luật và nguyên tắc xã hội khác về tư duy, thái độ và hành vi ứng xử, mà còn có các yếu tố mang tính sáng tạo, tự do – những yếu tố phi tâm lí “phi khuôn mẫu” được hình thành do trò chơi. Như vậy, trò chơi một mặt

giúp cá nhân hiểu được các quy tắc chung khi tham gia vào một quy ước mang tính định chế, mặt khác giúp tâm lí của con người linh hoạt thay đổi để phù hợp với thực tế khi cá nhân tham gia vào trong môi trường được tổ chức có sự quy định.

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Đây là hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển các nền tảng tâm lí nhân cách của trẻ.

Theo Trần Thị Ngọc Trâm (Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết, 2009) vui chơi là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ mẫu giáo, giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo có thể tham gia độc lập, tương đối hoàn chỉnh, trọn vẹn tất cả các loại trò chơi. Trẻ chơi cùng nhau

chia sẻ mục đích, ý tưởng chơi, cùng quyết định những gì muốn chơi, trẻ thích được chơi với nhiều trẻ khác.

Như vậy, hoạt động vui chơi là hoạt động mà trong đó trẻ có sự tương tác qua lại với nhau, thông qua trò chơi trẻ có thể nhận thức được cách thức, hình thức chơi hợp tác cùng chơi với các trẻ khác. Thông qua trò chơi các mối quan hệ sơ khai được thiết lập và duy trì theo cách của trẻ.

Theo người nghiên cứu hoạt động vui chơi của trẻ mầm non là hoạt động chủ đạo nhằm giúp trẻ lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm phù hợp với đặc điểm nhận thức của cá nhân, đây là hoạt động hình thành những nền tảng cơ bản của sự phát triển nhân cách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)