Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 134)

Qua kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất, người nghiên cứu nhận thấy, hầu hết các biện pháp đề xuất đều nhận được sự đồng tình cao của những người được hỏi. Điều này đồng nghĩa các biện pháp nâng cao

công tác quản lí hoạt động tổ chức vui chơi cho trẻ mẫu giáo hoàn toàn có tính khả thi cao. Các đề xuất trên đây là một chỉnh thể hoàn thiện. Mỗi biện pháp đều thực hiện một chức năng riêng và có kết quả riêng. Nhưng đặt trong tổng thể các biện pháp có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Kết quả của từng biện pháp là kết quả chung của toàn bộ hoạt động quản lí tổ chức vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Mối liên hệ của các biện pháp còn được thể hiện ở việc trình tự thực hiện các biện pháp. Những biện pháp được ưu tiên thực hiện trước, là những biện pháp mang tính tiền đề tạo cơ sở cho các biện pháp tiếp theo. Cụ thể: biện pháp nâng cao năng lực khi được thực hiện sẽ tạo cơ sở về nhận thức cho giáo viên khi tham gia thực hiện các hoạt động tổ chức vui chơi cho trẻ. Hay biện pháp nâng cao công tác kiểm tra giám sát của ban giám hiệu đối với hoạt động tổ chức vui chơi cho trẻ, sẽ giúp giáo viên ý thức hơn về trách nhiệm khi tổ chức các hoạt động giáo dục.

Tóm lại các biện pháp đề xuất được căn cứ trên cơ sở lí luận và quá trình khảo sát thực trạng tại các trường, nên việc tổ chức vận dụng, triển khai thực hiện cần phải được tiến hành đồng bộ và theo trình tự nhất định. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào tình hình thực tế đáp ứng của các trường mà có thể bớt đi một vài nội dung của từng biện pháp.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở phân tính thực trạng công tác quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non các trường trên địa bàn quận 12 Tp Hồ Chí Minh ở chương 2, đồng thời căn cứ vào các nguyên tắc và cơ sở pháp lí, người nghiên cứu tiến hành đề xuất 6 biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lí của hoạt động này. Các biện pháp đề xuất bao gồm:

Biện pháp 1: Biện pháp nâng cao nhận thức về hoạt động vui chơi cho giáo

viên mầm non

Biện pháp 2: Biện pháp nâng cao năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho giáo

viên mầm non

Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi cho

trẻ mẫu giáo

Biện pháp 4: Tăng cường đôn đốc chỉ đạo giáo viên thực hiện kế hoạch hoạt

động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Biện pháp 5: Nâng cao công tác kiểm tra, đánh giá năng lực của giáo viên về

tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Biện pháp 6: Tăng cường quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động vui chơi cho

trẻ mẫu giáo

Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên nhận được đánh giá rất khả quan. Đa số các ý kiến được hỏi đều nhận định những nội dung đề xuất của từng biện pháp đều có tính cần thiết và tính khả thi cao.

Với sự định hướng của lí luận, phân tích thực trạng, đánh giá thực trạng cùng với kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi người nghiên cứu nhận thấy các biện pháp nhằm cải tiến thực trạng ở chương 3 là hoàn toàn hợp lí và có tính ứng dụng thực tiễn cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lí luận cùng với việc khảo sát thực trạng công tác quản lí hoạt động tổ chức vui chơi cho trẻ mẫu giáo, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lí hoạt động này. Người nghiên cứu cho rằng luận văn đã đề cập và đóng góp được một số nội dung sau đây.

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hoá được cơ sở lí luận về thực trạng trong HĐVC cho trẻ MG và lí luận quản lí HĐVC cho trẻ MG. Khi viết về HĐVC cho trẻ MG tác giả đã xác định được nội dung, mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ MG. Đối với quản lí HĐVC cho trẻ MG tác giả cũng đã xây dựng được kế hoạch, đã tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá.

Chương 2, tác giả đã khảo sát và phân tích cũng như đánh giá được thực trạng của việc xây dựng kế hoạch HĐVC, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá cùng các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí HĐVC cho trẻ MG ở các trường mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3, từ những cơ sở thực tiễn và cơ sở lí luận tác giả đã đề xuất được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo bao gồm các biện pháp:

Biện pháp 1: Biện pháp nâng cao nhận thức về hoạt động vui chơi cho giáo

viên mầm non

Biện pháp 2: Biện pháp nâng cao năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho giáo

viên mầm non

Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi cho

trẻ mẫu giáo

Biện pháp 4: Tăng cường đôn đốc chỉ đạo giáo viên thực hiện kế hoạch hoạt

động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Biện pháp 5: Nâng cao công tác kiểm tra, đánh giá năng lực của giáo viên về

tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Biện pháp 6: Tăng cường quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động vui chơi cho

Luận văn đã tổng hợp được những cơ sở lí luận có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu về HĐVC cho trẻ mẫu giáo.Từ đó đưa ra được những khái niệm chuyên biệt làm công cụ định hướng cho nghiên cứu các nội dung quản lí thuộc lĩnh vực giáo dục bậc học mầm non.

Luận văn cũng đã khảo sát và phân tích được thực trạng công tác quản lí các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo của các nhà quản lí. Thông qua đó người nghiên cứu phát hiện ra được một số yếu tố gây cản trở đến công tác quản lí đồng thời làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tổ chức vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non trên địa bàn Q12, Tp Hồ Chí Minh.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với UBND quận 12

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, sân chơi cho học sinh và giáo viên, có chủ trương khuyến khích tăng cường các nguồn lực xã hội hóa nhằm tạo điều kiện cho các trường hiện đại hóa đồ dùng học tập vui chơi cho các bé.

Nhanh chóng sắp xếp hợp lí hệ thống trường mầm non trên địa bàn quận, nhằm giảm áp lực sỉ số cho các trường.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lí cho các bộ phận tham gia quản lí.

Có cơ chế động viên khuyến khích cán bộ quản lí, giáo viên nâng cao bằng cấp tại các cơ sở giáo dục có uy tín.

2.2. Đối với BGH các trường mầm non trên địa bàn Quận 12

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục của trường cần chi tiết và cụ thể. Quá trình xây dựng cần tham khảo ý kiến của giáo viên các tổ. Đồng thời phải căn cứ vào tình hình thực tế của trường để hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho phù hợp.

Quá trình triển khai kế hoạch hoạt động vui chơi cần giám sát chặt chẽ, đồng thời phân công giáo viên có kinh nghiệm phụ trách hỗ trợ giáo viên.

Xây dựng lại các tiêu chí kiểm tra đánh giá năng lực tổ chức thực hiện của giáo viên trong hoạt động tổ chức vui chơi cho trẻ.

Phân quyền cho các tổ trưởng bộ môn và giao trách nhiệm cho giáo viên phụ trách về kết quả và chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục.

Có cơ chế khuyến khích, thưởng phạt công minh nhằm động viên giáo viên tham gia tích cực và có hiệu quả vào hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động tổ chức vui chơi cho trẻ nói riêng.

2.3. Đối với giáo viên các trường mầm non trên địa bàn Q 12.

Tuân thủ nghiêm túc kế hoạch giáo dục của nhà trường trong năm học. Cần có kế hoạch cụ thể hóa các hoạt động giáo dục chung của trường.

Vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với cơ sở vật chất lớp học mình dược giao phụ trách.

Tổ chức linh hoạt các hoạt động vui chơi nhằm khuyến khích trẻ tham gia tích cực và có hiệu quả

Vận dụng sáng tạo các trò chơi cũng như đồ dùng học tập vào phục vụ vui chơi, nhằm tạo sự gần giũi đối với trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.N.Lêonchev. (1989). Hoạt động, ý thức, nhân cách. Nxb Giáo dục Hà Nội, tr.22. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). Điều lệ trường mầm non. Nxb Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014 - 2015). Bồi dưỡng thường xuyên Cán bộ quản lí và

giáo viên mầm non năm học 2014 – 2015. Nxb Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2009). Chương trình giáo dục mầm non. Nxb Giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2010). Quy định về bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

Nxb Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014).Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí và

giáo viên mầm non năm học 2014 – 2015. Nxb Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015), tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí và

giáo viên mầm non năm học 2015 – 2016. Nxb Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Chương trình giáo dục mầm non. Nxb Giáo dục. Đặng Hồng Phương. (2012). Phương pháp hình thành kĩ năng vận động cho trẻ

mầm non. Nxb Đại học Sư phạm.

Đinh Văn Vang. (2009). Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non. Nxb Giáo dục Việt Nam.

Đinh Văn Vang. (2009).Giáo dục học mầm non. Nxb Giáo dục.

Đinh Văn Vang. (2009). Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non. Nxb Giáo dục.

Dương Diệu Hoa (chủ biên), Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Kế Hào, Phan Trọng Ngọ, Đỗ Thị Hạnh Phúc. (2012). Giáo trình tâm lí học phát triển. Nxb Đại học Sư phạm, tr.27-28.

Dương Diệu Hoa (chủ biên), Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Kế Hào, Phan Trọng Ngọ, Đỗ Thị Hạnh Phúc. (2012). Giáo trình tâm lí học phát triển. Nxb Đại học Sư phạm, tr.53.

Hoàng Đức Minh et al. (2014). Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí và giáo viên

mầm non năm học 2014 – 2015. Nxb Giáo dục Việt Nam.

Hoàng Đức Minh et al. (2015). Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí và giáo viên

Hoàng Văn Yến. (2009). Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non. Nxb Giáo dục Việt Nam.

J.Piaget. (1997). Tâm lí học trí khôn. Nxb Giáo dục.

Lê Thu Hương, Lương Thị Bình, Phan Lan Anh. (2008). Tổ chức hoạt động giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp. Nxb Giáo dục.

Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm, Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn Thanh Giang. (2008). Tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non theo

hướng tích hợp. Nxb Giáo dục.

Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Thoa. (2008). Tâm lí học trẻ

em ở lứa tuổi mầm non. Nxb Đại học Sư phạm.

Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Bùi Thị Việt, Nguyễn Thị Thu Hà, Hoàng Thị Dinh. (2015). Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Nxb Giáo dục Việt Nam.

Nguyễn Đức Lợi. (2008). Giáo trình khoa học quản lí. Nxb Tài chính, tr.12.

Nguyễn Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo. (2001). Từ điển giáo dục học. Nxb Từ điển Bách khoa. tr.191-192.

Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuân. (1984). Một số vấn đề của quản lí giáo dục, tủ sách

trường cán bộ quản lí giáo dục - Bộ Giáo dục, tr.14.

Nguyễn Nguyên Bình, Nguyễn Thị Kim Anh. (2018). Đẩy mạnh công tác phối hợp

giữa trường mầm non và phụ huynh trong giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non có rối loạn phổ tự kỷ.Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục nhà

trường và thực tiễn giáo dục, 23, 5- 13.

Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Hoà, Đinh Văn Vang. (2009). Hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Thị Hoà. (2011). Giáo dục học mầm non. Nxb Đại học Sư phạm.

Nguyễn Thị Thanh Hà. (2012). Tổ chức cho trẻ vui chơi ở trường mẫu giáo. Nxb Giáo dục Việt Nam.

Phạm Minh Hạc. (2003). Một số công trình tâm lí học A.N. Lêôngchép. Nxb Giáo

Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi. (2001).Tâm lí học

hoạt động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học. Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, tr.149.

Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi. (2001).Tâm lí học

hoạt động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học. Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, tr.230.

Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Lê Minh Nguyệt. (2016). Giáo trình các lí thuyết phát

triển tâm lí người. Nxb Đại học Sư phạm, tr.52.

Quốc hội. (2016). Luật trẻ em.

Thủ tướng chính phủ. (2012). Quyết định 711/QĐ-TTg, Chiến lược phát triển giáo

dục 2011 - 2020.

Trần Minh Hằng. (2011).Giáo trình tâm lí học quản lí. Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.16.

Trần Thị Hương (Chủ biên), Nguyễn Đức Danh, Hồ Văn Liên, Ngô Đình Qua. (2019).Giáo dục học đại cương. Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tr.76.

Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết. (2009). Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.149.

Võ Quang Phúc. (1992). Nói chuyện giáo dục thế giới đời xưa. Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM. Câu lạc bộ Quản lí giáo dục.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU KHẢO SÁT 1 (Phụ lục 1)

(Dành cho Cán bộ quản lí& Giáo viên)

Kính thưa quý Thầy/Cô!

Để góp phần nâng cao chất lượng “Quản lí hoạt động vui chơi cho trẻmẫu giáoở các trường mầm non Công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh”, xin quý thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về những nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu (hoặc ) vào ô  phù hợp.

Tất cả ý kiến của quý Thầy/Cô chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Trân trọng cảm ơn quý Thầy/Cô!

Xin quý Thầy/Cô vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân:

Vị trí công tác: Hiệu trưởng  Phó hiệu trưởng 

Tổ trưởng chuyênmôn Giáo viên 

Phần 1: Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về hoạt động vui chơi

Bảng 1: Thầy/Cô hãy vui lòng đánh giá mức độquan trọng của hoạt độngvui chơi đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo.

Nội dung

Mức độ Rất quan trọng Quan trọng

Khôngquantrọng

Vai trò của hoạt động vuichơi đối với sự phát triểntoàn diện của trẻ mẫu giáo

Câu 2: Phương pháp hướng dẫn hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Stt Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

Rất thường xuyên Thường xuyên Ít thường xuyên Không thực hiện Hoàn toàn không thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 1 CBQL, GV nắm rõ các phương pháp hướng dẫn trẻ chơi theo từng loại

vai chơi, trò chơi.

2

GV sử dụng nhóm phương pháp trực quan

khi hướng dẫn trẻ chơi

3

GV sử dụng nhóm phương pháp dùng lời

khi hướng dẫn trẻ chơi

4

GV sử dụng nhóm phương pháp thực hành

khi hướng dẫn trẻ chơi

5 GV sử dụng nhóm phương pháp động viên, khích lệ, tác động bằng tình cảm khi hướng dẫn trẻ chơi 6 Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục giáo viên sử dụng phương

pháp trò chuyện

7

Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục giáo viên sử dụng phương

pháp giảng giải ngắn

8

Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục giáo viên sử dụng phương

pháp làm mẫu

9

Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục giáo viên sử dụng phương

pháp làm cùng

10

Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục giáo viên sử dụng phương

Câu 3: Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của nội dung quản lí HĐVC STT Nội dung Mức độ đánh giá Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng 1 Xây dựng kế hoạch … 2 Tổ chức …. 3 Chỉ đạo…

4 Kiểm tra, đánh giá

5 Các yếu tố ảnh hưởng…..

Câu 4: Xây dựng kế hoạchhoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo Stt Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Rất thường xuyên Thường xuyên Ít thường xuyên Không thực hiện Hoàn toàn không thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 1 Phân tích thực trạng QLHĐVC ở năm học trước 2 HĐVC được xây dựng chi tiết, cụ thể phản ánh được nội dung chương trình đã quy định

3 Thời khóa biểu được xây dựng khoa học, hợp lí (thời gian, địa điểm vui chơi rõ ràng, cụ thể)

4 Dự kiến các biện pháp thực hiện hoạt động vui chơi

Stt Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

Rất thường xuyên Thường xuyên Ít thường xuyên Không thực hiện Hoàn toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)