Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 120 - 134)

Để đảm bảo tính khách quan của các giải pháp đề xuất, người nghiên cứu tiến hành thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp. Dưới đây là toàn bộ kết quả của khảo sát.

Bảng 3.1. Quy ước mã hóa số liệu và khoảng nhận định chung.

Khoảng đánh giá chung Tình cần thiết Tính khả thi Quy ước mã hóa

Từ 1 đến 1.66 Không cần thiết Không khả thi 1

Từ 1.67 đến 2.33 Cần thiết Khả thi 2

Trên 2.33 Rất cần thiết Rất khả thi 3

Biện pháp 1: Biện pháp nâng cao nhận thức về hoạt động vui chơi cho giáo viên mầm non

Kết quả khảo sát thực trạng và phân tích thực trạng ở chương 2, cho thấy nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và các bộ phận có liên quan về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non hiện nay tại các trường chưa thật sự cao. Nên kết quả của hoạt động chưa tương xứng với vị trí và vai trò của nó trong việc góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Để cải thiện thực tế trên, người nghiên

cứu tiến hành đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên, bảng 3.2 dưới đây là kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp 1

Stt Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng

1 Triển khai luật giáo dục cho CBNV

trong toàn trường 2.37 0.485 8 2.38 0.488 7

2 Phổ biết các văn bản quy phạm pháp

luật về giáo dục mầm non cho GV 2.43 0.497 7 2.38 0.486 7

3

Phổ biến các văn bản quy định của Bộ giáo dục về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

2.54 0.499 5 2.49 0.501 6

4

Ban giám hiệu tích cự tuyên truyền về vị trí, vai trò của tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non ảnh hưởng đến sự pháp triển nhân cách của trẻ

2.57 0.496 4 2.54 0.499 4

5

Tổ chức các buổi học tập cho giáo viên trong trường về chủ trương đường lối gd mầm non

2.74 0.437 1 2.69 0.464 1

6 BGH chỉ đạo các tổ sinh hoạt chuyên đề

về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 2.58 0.495 3 2.56 0.498 3

7

Tuyên truyền cho giao viên nhận thức về mục đich ý nghĩa của tổ chức HĐVC của trẻ

2.54 0.499 5 2.51 0.501 5

8

Tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm cho giáo viên trong trường, quậnvới nhau

2.73 0.443 2 2.67 0.471 2

Trung bình chung 2.54 2.51 Đánh giá chung Rất cần thiết Rất khả thi Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) 0.826 0.848

Tương quan (Prason) 0.988* *

* * mức lựa chọn Alpha = 0.01

Kết quả khảo sát bảng 3.2 cho thấy hầu hết các ý kiến được hỏi đều đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của của biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên. Cụ thể như sau:

Đánh giá về tính cần thiết

Hầu hết các nội dung được hỏi đều nhận được đánh giá tích cực về tính cần thiết của biện pháp. Nội dung được đánh giá cao nhất là “Tổ chức các buổi học tập cho giáo viên trong trường về chủ trương đường lối GD mầm non. Điểm trung bình

2.74 xếp hạng 1.Độ lệch chuẩn 0.437 cho thấy đa số các ý kiến đều đồng ý nội dung này rất cần thiết cho việc nâng cao nhận thức. Nội dung “Tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm cho giáo viên trong quận với nhau” cũng có nhận định tương tự, trung bình 2.73 xếp hạng 2. Độ lệch chuẩn 0.443 cho biết đa phần các ý kiến được hỏi đều lựa chọn mức rất cần thiết. Nội dung có điểm trung bình thấp nhất bảng là “Tuyên truyền cho giáo viên nhận thức về mục đich ý nghĩa của tổ chức HĐVC của trẻ”. Trung bình 2.54 xếp hạng 5 của bảng. Tuy nhiên độ lệch chuẩn 0.499 cho thấy đa số các ý kiến được hỏi đều lựa chọn mức độ rất cần thiết.Điểm trung bình chung của các nội dung khảo sát phần cần thiết là 2.54 điểm số này tương ứng mức đánh giá rất cần thiết. Từ kết quả trên cho thấy các nội dung nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên mà người nghiên cứu đề xuất đều có tính cần thiết rất cao.

Đánh giá về tính khả thi

Có điểm số trung bình cao nhất bảng 3.2 phần tính khả thi là nội dung “Tổ chức các buổi học tập cho giáo viên trong trường về chủ trương đường lối GD mầm non”, trung bình 2.69 xếp hạng 1. Độ lệch chuẩn 0.464 cho thấy đa phần các ý kiến được hỏi đều lựa chọn mức rất khả thi.Nội dung có nhận định tương đương là “Tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm cho giao viên trong quận với nhau”, trung bình

2.67 xếp hạng 2 của bảng. Các nội dung còn lại có thứ hạng và điểm số như đánh giá của phần tính cần thiết. Có hai nội dung có thứ hạng khác nhau, nhưng về cơ bản các ý kiến đánh giá không có sự thay đổi. Trung bình chung tính khả thi của các nội dung nhằm nâng cao nhận thức là 2.51 tương tương mức đánh giá rất khả thi.

Từ kết quả đánh giá bảng 3.2 người nghiên cứu cho rẳng biện pháp nâng cao nhận thức được đề xuất hoàn toàn cần thiết và có tính khả thi cao để áp dụng vào thực tế hiện nay. Độ tin cậy thang đo của khảo sát (Cronbach’s Alpha) 0.826 cho phần cần thiết và 0.848 cho phần khả thi, hoàn toàn có thể tin tưởng vào kết quả của

khảo sát. Chỉ số thống kê tương quan (Preason) 0.988* * cho biết mối liên hệ giữa đánh giá tính cần thiết và tính khả thi là mối liên hệ thuận. Hai đánh giá này có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Độ tin cậy của tương quan ở mức rất cao lên đến 99%.

Biện pháp 2: Biện pháp nâng cao năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho giáo viên mầm non

Năng lực tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ, ngoài việc phụ thuộc vào quy trình tổ chức và thiết kế các bước thực hiện hoạt động, thì trình độ, kỹ năng của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của hoạt động này. Qua đánh giá ở chương 2, người nghiên cứu nhận thấy đa số những hạn chế về năng lực tổ chức chủ yếu xuất phát từ kiến thức, kỹ năng của giáo viên. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất biện pháp nâng cao năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ cho giáo viên. Bảng 3.3 dưới đây là kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp.

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp 2

Stt Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng

1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

cho giáo viên các tổ bộ môn 2.54 0.5 6 2.51 0.501 6 2 Rà soát năng lực thực tế của đội

ngũ giáo viên 2.59 0.492 4 2.56 0.498 4

3

BGH thường xuyên dự giờ thăm lớp khi giáo viên tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ

2.67 0.471 2 2.66 0.477 2

4

Tổ chức đánh giá năng lực bằng kiểm tra kiến thức chuyên môn về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

2.48 0.501 8 2.47 0.500 7

5 Phân loại giáo viên theo các tiêu

Stt Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng lực

6 BGH chỉ đạo tổ chuyên môn bồi

dưỡng tại trường 2.62 0.486 3 2.59 0.492 3

7

Lên danh sách đề nghị phòng giáo dục có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên

2.71 0.455 1 2.68 0.466 1

8 Cư đi học nâng cao bằng cấp

chuyên môn 2.43 0.497 9 2.42 0.494 9

9 Mời các chuyên gia, nhà khoa

học về trường tập huấn 2.49 0.501 7 2.45 0.499 8 10 Giao lưu học hỏi với các trường

trong và ngoài quận 2.58 0.495 5 2.54 0.499 5

Trung bình chung 2.55 2.53 Đánh giá chung Rất cần thiết Rất khả thi Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach's Alpha) 0.913 0.927 Tương quan (Prason) 0.993* *

Đánh giá về tính cần thiết của biện pháp

Kết quả khảo sát bảng 3.3 phần tính cần thiết của giải pháp, đa số các ý kiến được hỏi đều cho rằng những nội dung nhằm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho giáo viên nêu trên đều có tính khả thi cao. Cụ thể như sau: Nội dung được đánh giá cao nhất bảng là: Lên danh sách đề nghị phòng giáo dục có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, trung bình 2.71 xếp hạng 1. Độ lệch chuẩn 0.455 cho thấy đa số các ý kiến được hỏi đều lựa chọn mức độ rất cần thiết. Ngoài ra, việc BGH thường xuyên dự giờ thăm lớp khi giáo viên tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ, cũng được đánh giá rất cần thiết (TB 2.67) vì đây là hoạt động chuyên môn thường

xuyên, thông qua dự giờ đóng góp ý kiến, một mặt BGH kiểm soát được kế hoạch giảng dạy. Mặt khác có thể góp ý về chuyên môn cho giáo viên và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của các nhóm, lớp. Nội dung có điểm đánh giá thấp nhất bảng là: Phân loại giáo viên theo các tiêu chí, kinh nghiệm, bằng cấp, năng lực. Trung bình 2.43 xếp hạng 9 của bảng. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn 0.497 cho thấy số đông được hỏi vẫn đánh đánh giá nội dung này ở mức rất cần thiết. Từ đó cho thấy hầu hết các nội dung nhằm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động cho giáo viên đều được đánh giá ở mức độ rất cần thiết hiện nay. Đánh giá chung tất cả các mục được hỏi phần tính cần thiết đều được đánh giá mức độ rất cần thiết (TB chung 2.55).

Đánh giá về tính khả thi của biện pháp

Các nội dung đánh giá tính khả thi của biện pháp nhìn chung đều tương đương với mức đánh giá của nội dung tính cần thiết. Chỉ có vài nội dung có thay đổi thứ hạng, nhưng kết quả đánh giá không có sự thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc các nội dung khảo sát đều có tính khả thi cao. Trung bình chung 2.53 tương đương mức nhận định rất khả thi. Như vậy, với khảo sát trên đây, chúng tôi cho rằng biện pháp đề xuất nâng cao năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho giáo viên là hoàn toàn cần thiết và có tính khả thi cao.

Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha phần tính cần thiết 0.913, phần tính khả thi 0.927 cho thấy độ tin cậy của các nội dung khảo sát bảng 3.3 rất cao. Kết quả này hoàn toàn hợp lí và tin tưởng được. Mối liên hệ giữa những đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp là mối liên hệ thuận 0.993* *. Hay nói cách khác, những ý kiến đánh giá mức độ cần thiết có liên quan mật thiết (độ tin cậy 99%) đến đánh giá mức độ khả thi.

Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Xây dựng kế hoạch lên lớp của giáo viên là sự cụ thể hóa kế hoạch chung của toàn trường. Trong đó giáo viên sẽ căn cứ vào tình hình của lớp học và các điều kiện hỗ trợ để triển khai xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi sao cho hiệu quả nhất. Kết quả phân tích thực trạng công tác này tại các trường, cho thấy vẫn còn

nhiều điểm cần khắc phục, nhằm nâng cao hơn nữa năng lực thiết kế và cụ thể hóa các kế hoạch giảng day. Bảng 3.4 dưới đây là kết quả khảo sát biện pháp đề xuất nhằm hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp 3

Stt Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng

1 Cung cấp tài liệu chuyên môn về

tổ chức các hoạt động vui chơi 2.43 0.497 9 2.38 0.486 9 2

Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hướng dẫn tổ chức rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐVC cho trẻ

2.66 0.477 4 2.66 0.477 2

3 BGH triển khai kế hoạch xây dựng

HĐVC cho từng giáo viên 2.61 0.49 5 2.54 0.499 6 4

BGH cử hiệu phó chuyên môn thực hiện mẫu cho toàn bộ giáo viên trong trường

2.67 0.471 3 2.66 0.475 2

5 Các tổ chuyên môn tổ chức thao

giảng trong tổ 2.57 0.497 7 2.53 0.5 7

6 Tổ chức cho giáo viên thăm lớp dự

giờ đánh giá rút kinh nghiệm 2.73 0.443 1 2.71 0.455 1 7

Tổ chức cho giáo viên tham quan học hỏi các tiết dạy của giáo viên có kinh nhiệm và chuyên môn

2.69 0.462 2 2.66 0.477 2

8

Mời những giáo viên đạt thành tích về tổ chức HĐVC của trẻ ở các trường về trao đổi chuyên môn

2.54 0.499 8 2.51 0.501 8

9

Yêu cầu giáo viên tra cứu, nghiên cứu các hình thức tổ chức HĐVC từ nhiều nguồn khác nhau

2.61 0.49 5 2.55 0.499 5

Trung bình chung 2.64 2.61 Đánh giá chung Rất cần thiết Rất khả thi Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach's Alpha) 0.899 0.88 Tương quan (Prason) 0.981* *

Đánh giá về tính cần thiết của biện pháp

Nội dung được đánh giá cao nhất bảng làtổ chức cho giáo viên thăm lớp dự giờ đánh giá rút kinh nghiệm. Trung bình 2.73 tương đương mức nhận định rất cần thiết. Tổ chức hoạt động dạy học là sự cụ thể hóa nội dung kế hoạch giảng dạy. Thông qua hoạt động này giáo viên có thể xem xét, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của bản kế hoạch. Từ đó đóng góp ý kiến giúp cho người thực hiện hoàn thiện hơn bản kế hoạch giảng dạy của mình. Chính vì điều này nên các ý kiến khảo sát đánh giá rất cao nội dung đề xuất này. Ngoài ra việc tổ chức cho giáo viên tham quan học hỏi các tiết dạy của giáo viên có kinh nhiệm và chuyên môn, cũng được nhận định rất cần thiết (TB 2.69). Có điểm trung bình đánh giá thấp nhất bảng là nội dung cung cấp tài liệu chuyên môn về tổ chức các hoạt động vui chơi, điểm trung bình 2.43 xếp hạng 9 của bảng. Mặc dù có thứ hạng thấp nhất bảng nhưng điểm số này vẫn trong khung đánh giá rất cần thiết (trung bình 2.43). Từ kết quả này cho thấy toàn bộ các nội dung nhằm hướng dẫn cho giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ đều được nhận định là rất cần thiết.

Đánh giá về tính khả thi của biện pháp

Các nội dung đánh giá phần tính khả thi của biện pháp không có sự thay đổi nhiều về điểm số cũng như thứ hạng so với phần tính cần thiết. Xếp hạng 1 là nội dung Tổ chức cho giáo viên thăm lớp dự giờ đánh giá rút kinh nghiệm, trung bình

2.71 độ lệch chuẩn 0.455 cho thấy đa số các lựa chọn tập trung vào mức độ rất khả thi. Nội dung có điểm số thấp nhất là cung cấp tài liệu chuyên môn về tổ chức các hoạt động vui chơi, trung bình 2.38 xếp hạng 9. Mặc dù có thứ hạng thấp nhất bảng nhưng điểm số đánh giá vẫn ở mức rất khả thi. Điểu này cho thấy, tất cả các nội dung mà người nghiên cứu thăm dò ý kiến đều được đánh giá hoàn toàn có tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tế các trường hiện nay. Điểm trung bình chung của phần khả thi 2.61 tương ứng mức đánh giá các nội dung khảo sát là rất khả thi.

Kiểm nghiệm độ tin cậy của các nội dung khảo sát bảng 3.4 cho thấy chỉ số Cronbach’s Alpha rất cao, 0.899 và 0.880 với chỉ số đo được như trên, người nghiên cứu nhận thấy có thể hoàn toàn tin cậy vào đánh giá khảo sát của bảng 3.4. Ngoài ra, sự tương quan 0.981* * (Preason) giữa những đánh giá tính cần thiết và tính khả

thi là hoàn toàn có mối liên hệ thuận với nhau. Độ tin cậy của mối liên hệ này lên đến 99%.

Biện pháp 4: Tăng cường đôn đốc chỉ đạo giáo viên thực hiện kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Công tác chỉ đạo của BGH tổ trưởng chuyên môn có vai trò rất lớn đến quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của giáo viên. Thực trạng hiện nay cho thấy công tác này tại các trường còn nhiều vấn đề cần được cải thiện. Bảng 3.5 dưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 120 - 134)