Các khái niệm về quảnlí hoạt động của trẻ mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 30 - 31)

* Quản lí

Theo Nguyễn Đức Lợi (Nguyễn Đức Lợi, 2008) “Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên đối tượng và khách thể quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động”. Theo khái niệm trên, mục đích của quản lí là nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong đó chủ thể quản lí đóng vai trò điều phối tất cả các hoạt động nhằm tác động lên đối tượng và các điều kiện của quản lí. Tuy nhiên, các hoạt động quản lí phải phù hợp với môi trường mà hoạt động này diễn ra. Trong đó bao gồm các nguồn lực, thời cơ, thách thức. Nhà quản lí phải biết vận dụng khéo léo để đảm bảo kế hoạch quản lí thực hiện được các kế hoạch đã đề ra.

Theo Trần Minh Hằng (2011) “Hoạt động quản lí phải nhận thức và vận dụng đúng quy luật; nắm vững đối tượng; có thông tin đầy đủ, chính xác; có khả năng thực hiện. Phải tuân theo quy luật khách quan, gạtt bỏ tình cảm và giá trị khác, phải dựa trên những phương pháp quản lí khoa học và những phương pháp quản lí cụ thể”. Tác giả tiếp cận hoạt động quản lí theo tâm lí học, tuy nhiên khái niệm đã nêu rõ được các vấn đề mấu chốt của quản líkhoa học, có phương pháp, tuân theo quy luật.

Như vậy có thể hiểu Quản lí là sự tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đặt ra.

* Quản lí hoạt động vui chơi của trẻ mầm non.

Hoạt động quản lí mà người nghiên cứu tiếp cận là hoạt động quản lí trong trường học. Hay nói cách khác là hoạt động quản lí giáo dục.

Theo Nguyễn Kỳ (Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuân, 1984) quản lí giáo dục được hiểu là những tác động tự giáo (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí lên tất cả các mắc xích của hệ thống (từ cấp cao

nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.

Theo Trần Kiểm (Trần Kiểm, 2014),quản lí giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều động, giám sát…một cách có hiệu quả các nguồn lực của giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Như vậy có thể hiểu quản lí giáo dục là sự tác động của người có trách nhiệm

lên các đối tượng quản lí nhằm thực hiện kế hoạch quản lí sao cho quá trình tổ chức thực hiện các mục tiêu của kế hoạch được thực hiện có hiệu quả và mục tiêu quản lí đạt được như mong muốn.

Đối với việc quản lí các hoạt động vui chơi của trẻ mầm non. Theo phân cấp bao gồm, BGH, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên. Trong đó, BGH và các tổ trưởng chuyên môn đóng vai trò chính. Giáo viên tự xem xét điều chỉnh các hoạt động dạy học của mình cho phù hợp với kế hoạch đã được để ra trước đó.

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, thông qua vui chơi giúp trẻ mẫu giáo phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội.

Quản lí việc tổ chức hoạt động vui chơi là hoạt động mà hiệu trưởng lập ra kế hoạch nhằm tác động đến giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

Như vậy quản lí hoạt động vui chơi của trẻ mầm non là hoạt động của các bộ

phận có trách nhiệm trong trường mầm non tổ chức các hoạt động vui chơi của trẻ theo kế hoạch chương trình giảng dạy trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách theo phân kỳ lứa tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)