Nội dung tổ chức hoạt độngvui chơi chotrẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 36 - 38)

* Nội dung hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Nội dung của trẻ mẫu giáo chơi được giáo viên lựa chọn trong nội dung chương trình giáo dục mầm non theo từng độ tuổi và đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ lớp mình phụ trách. Giáo viên mầm non càng linh hoạt, có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm cao bao nhiêu thì lựa chọn nội dung và tổ chức cho trẻ chơi sẽ hiệu quả bấy nhiêu. Các nội dung chơi phải gần gũi với cuộc sống của trẻ như: gia đình, bản thân, nghề nghiệp, động vật, thực vật… Và trong các nội dung chơi lại chứa đựng các đề tài nhỏ.

Hiện nay, tại các trường mầm non được hướng dẫn lựa chọn nội dung tổ chức các hoạt động theo nội dung chương trình của thông tư số 17/2009/TT – BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và thông tư số 28/2016/TT – BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Giáo dục & Đào tạo chỉnh sửa một số nội dung của thông tư số 17 nêu trên, trong nội dung thực hiện có các lĩnh vực phát triển trẻ: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – quan hệ xã hội, thẩm mĩ. Những nội dung này được thực hiện với nhiều hoạt động khác nhau trong đó có hoạt động vui chơi. GV sẽ lựa chọn nội dung cho HĐVC theo kế hoạch năm, tháng, tuần thường gắn với nội dung hoạt động học. Nội dung chơi của trẻ rất đa dạng, phong phú thể hiện hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, thế giới tự nhiên, về cuộc sống xung quanh hay về xã hội mà trẻ được tiếp xúc, làm quen qua các loại trò chơi.

Trò chơi của trẻ MG rất đa dạng và phong phú cả về nội dung, tính chất cũng như cách thức tổ chức chơi. Vì vậy, việc phân loại trò chơi một cách chính xác gặp nhiều khó khăn. Tác giả Nguyễn Thị Hòa đã dẫn chứng trong giáo trình “Giáo dục học mầm non” về cách nghiên cứu và phân loại trò chơi đối với trẻ mẫu giáo của các nhà khoa học trên thế giới theo nhiều cách khác nhau.

Theo A.V. Giapôrôgiét và T.A. Marcova phân chia trò chơi của trẻ mẫu giáo thành hai nhóm

Nhóm trò chơi có luật cố định: gồm những trò chơi được qui định sẵn về luật chơi, nội dung và nhiệm vụ chơi được truyền thụ lại cho trẻ em.

Nhóm trò chơi có luật ẩn: “là những trò chơi do trẻ em tự nghĩ ra, trẻ tự đề ra luật chơi” (Nguyễn Thị Hoà, 2011).

F.Frobel và M. Montessori đã chia trò chơi theo ba nhóm

Nhóm thứ nhất: Gồm các trò chơi nhằm phát triển và rèn luyện giác quan cho trẻ.

Nhóm thứ hai: Gồm các trò chơi vận động nhằm phát triển vận động và rèn luyện các vận động chotrẻ.

Nhóm thứ ba: Gồm các trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ.

Nhóm thứ nhất: Gồm các trò chơi có chức năng thông thường như trò chơi trí tuệ, trò chơi vận động, trò chơi tập luyện ý chí

Nhóm thứ hai: Gồm các trò chơi có chức năng đặc biệt: trò chơi chiến tranh, trò chơi săn bắn, trò chơi chăm sóc, trò chơi xã hội, trò chơi gia đình, trò chơi bắt chước

F.Kây lại phân chia trò chơi theo nguồn gốc của trò chơi và theo ý nghĩa giáo dục của trò chơi

Nhóm trò chơi theo nguồn gốc của trò chơi, ông chia thành ba loại: trò chơi bắt chước, trò chơi bẩm sinh, trò chơi dựa trên óc tưởng tượng.

Nhóm trò chơi theo ý nghĩa giáo dục của trò chơi, ông chia thành các nhóm trò chơi vận động, trò chơi giáo dục tình cảm, trò chơi giáo dục ý chí, trò chơi nghệ sĩ.

Ở Việt Nam, phân loại trò chơi của trẻ mẫu giáo thành ba nhóm: Nhóm 1: Nhóm trò chơi sáng tạo, bao gồm:

Trò chơi đóng vai theo chủ đề: Trò chơi đi siêu thị, bác sĩ, gia đình, tổ chức sinh nhật, nấu ăn, làm tóc, cô giáo, mẹ - con, …

Trò chơi ghép hình, lắp ráp,xây dựng: Xây ngôi nhà của bé,xây chung cư, xây trường mầm non, xây bệnh viện, xây bãi biển, xây khu vui chơi, xây công viên,…

Trò chơi đóng kịch: Trò chơi bác gấu đen và hai chú thỏ, trò chơi nhổ củ cải, trò chơi cáo thỏ và gà trống, trò chơi dê con nhanh trí, …

Nhóm 2: Nhóm trò chơi có luật, bao gồm:

Trò chơi học tập: Trò chơi chiếc túi kì lạ, tìm đúng số nhà, con gì biến mất, trốn tìm, chuông reo ở đâu, ….

Trò chơi vận động: Gieo hạt, chó sói xấu tính, mèo đuổi chuột, thỏ đổi lồng, cáo và thỏ, …

Trò chơi dân gian: Cáo và thỏ, lộn cầu vòng, rồng rắn lên mây

Nhóm 3: Trò chơi với các phương tiện công nghệ hiện đại như các trò chơi được cài đặt trên máy vi tính, máy chiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)