Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 96)

Chúng tôi nhận định thực trạng quản lí HĐVC cho trẻ MG tại các trường MN công lập quận 12 có những ưu điểm và hạn chế. Nguyên nhân của thực trạng theo chúng tôi là do có những yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động này.

Bảng 2.11. Những yếu tố thuận lợi cho công tác quản lí hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Stt Nội dung

Cán bộ quản lí Giáo viên Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1 HĐVC của trẻ Mẫu Giáo được sự quan tâm, ủng hộ của BGH, CBQL, GV và PH trong toàn trường

4.46 0.674 1 3.49 0.501 2

2

Cán bộ, giáo viên và nhân viên trẻ, nhiệt tình và ham học hỏi, vững chuyên môn, tâm huyết với công việc

Stt Nội dung

Cán bộ quản lí Giáo viên Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng

3 Mỗi khối, lớp có giáo

viên đủ và đạt chuẩn 3.39 0.737 3 2.92 0.711 4

4

Phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh và các đơn vị khác khi tổ chức các hoạt động vui chơi 3.24 0.830 4 2.78 0.697 5 5 Cơ sở vật chất, phòng học khang trang, đồ dùng đồ chơi an toàn, đẹp, chất lượng tốt theo đúng danh mục đồ chơi của Bộ ban hành. 3.02 0.880 6 3.18 0.811 3 6 Nhận được nguồn ngân sách từ nhà nước và các tổ chức xã hội, phụ huynh cho các hoạt động vui chơi của trẻ

3.07 0.787 5 2.53 0.500 6

Điểm trung bình chung 3.67 3.27

Đối với CBQL: Từ bảng 2.11 nhận thấy những yếu tố thuận lợi đưa ra được đánh giá từ ảnh hưởng rất nhiều, ảnh hưởng nhiều, phân vân và ít ảnh hưởng tới công tác quản lí HĐVC. Nội dung được đánh giá rất nhiều thuận lợi là: “HĐVC của trẻ Mẫu Giáo được sự quan tâm, ủng hộ của BGH, CBQL, GV và PH trong toàn trường” (Xếp hạng 1, TB= 4.46) ; Nội dung đánh giá nhiều thuận lợi : “Cán bộ, GV và nhân viên trẻ, nhiệt tình và ham học hỏi, vững chuyên môn, tâm huyết với công việc” (Xếp hạng 2, TB= 3.59).Nội dung đánh giá phân vân là: “Mỗi khối, lớp có GV đủ và đạt chuẩn” (xếp hạng 3, TB= 3.39), xếp hạng 4 với điểm trung bình = 3.24 là “Phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh và các đơn vị khác khi tổ chức các hoạt động vui chơi”, xếp hạng 5 với điểm trung bình = 3.07 là “Nhận được nguồn

ngân sách từ nhà nước và các tổ chức xã hội, phụ huynh cho các hoạt động vui chơi của trẻ” và xếp hạng 6 với điểm trung bình = 3.02 là “Cơ sở vật chất, phòng học khang trang, đồ dùng đồ chơi an toàn, đẹp, chất lượng tốt theo đúng danh mục đồ chơi của Bộ ban hành”.

Đối với GV: Nội dung được GV đánh giá nhiều gồm các nội dung : “Cán bộ, giáo viên và nhân viên trẻ, nhiệt tình và ham học hỏi, vững chuyên môn, tâm huyết với công việc” được xếp hạng 1 với số điểm TB= 3.9 và nội dung hạng 2 với số điểm 3.49 là nội dung “HĐVC của trẻ Mẫu Giáo được sự quan tâm, ủng hộ của BGH, CBQL, GV và PH trong toàn trường”. Nếu như cùng xếp mức đánh giá là phân vân với nội dung này CBQL xếp hạng thấp nhất thì ở nội dung được GV đánh giá xếp hạng thứ 3 (cao nhất trong mức độ phân vân) với điểm TB= 3.18 đó là: nội dung “Cơ sở vật chất, phòng học khang trang, đồ dùng đồ chơi an toàn, đẹp, chất lượng tốt theo đúng danh mục đồ chơi của Bộ ban hành”; xếp hạng thứ 4 là nội dung “Mỗi khối, lớp có giáo viên đủ và đạt chuẩn” với điểm TB= 2.92; thứ 5với điểm TB = 2.78 là nội dung “Phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh và các đơn vị khác khi tổ chức các hoạt động vui chơi” và nội dung được GV đánh giá ít thuận lợi ảnh hưởng nhất là nôi dung “Nhận được nguồn ngân sách từ nhà nước và các tổ chức xã hội, phụ huynh cho các hoạt động vui chơi của trẻ” (TB= 2.53).

Điều này có nghĩa là nguồn ngân sách từ nhà nước và các tổ chức xã hội, phụ huynh có ảnh hưởng rất lớn tới HĐVC của trẻ vì nguồn tài chính dùng để trang bị, mua sắm đồ dùng đồ chơi cho trẻ được lấy chủ yếu từ nguồn ngân sách của nhà nước. Mặc dù hiện nay việc xã hội hoá giáo dục, sự đóng góp, hỗ trợ từ phía các mạnh thường quân tại các trường công lập đã rất tốt hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ để trang bị đồ dùng đồ chơi kịp thời, phong phú và chất lượng như mong muốn. Vì vậy, yếu tố này được cho không được thuận lợi như các yếu tố trên.

Những yếu tố thuận lợi đã tác động tới việc tổ chức thực hiện HĐVC cho trẻ MG tại các trường MN. BGH, GV với tinh thần tự bồi dưỡng đã và đang nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của mình; sự ủng hộ, đồng tình của các lực lượng gia đình, xã hội với nhà trường tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy HĐVC đạt hiệu quả cao. Số lượng GV đủ (2 cô/ lớp) và 100% đạt chuẩn. Ngoài ra, các lớp MG tại các

trường công lập còn nhận được sự đầu tư kinh phí của nhà nước trong mua sắm, trang bị, thay mới, sửa chữa các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ trẻ. Tuy lượng GV/trẻ còn đông, cơ sở vật chất chưa như mong muốn nhưng so với độ tuổi khác trẻ lớp MG có nhiều lợi thế và được đầu tư, ưu tiên hơn.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, những yếu tố khó khăn tồn tại đã ảnh hưởng và làm cho HĐVC của trẻ còn nhiều hạn chế.

Bảng 2.12. Những yếu tố khó khăn trong công tác quản lí HĐVC cho trẻ MG ở các trường mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Stt Nội dung

Cán bộ quản lí Giáo viên

Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1 Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên không đủ.Số trẻ trong lớp đông 4.34 0.480 1 3.45 0.499 4 2 Một số GV còn chưa nắm rõ mục tiêu, nhiệm vụ, cách tổ chức HĐVC nhất là GV mới về trường 3.66 0.575 2 2.73 0.690 6 3 Trình độ, năng lực của giáo viên chưa đồng đều, giáo viên trẻ mới về trường còn thiếu kinh nghiệm, giáo viên nhảy trường

3.39 0.771 3 3.51 0.753 3

4

Trẻ được nuông chiều, khó rèn vào nề nếp hoặc tuân thủ luật chơi

2.39 0.494 7 2.71 0.776 7

5

Nội dung chương trình chưa thực sự phù hợp, chậm thay đổi với lứa tuổi của trẻ

Stt Nội dung

Cán bộ quản lí Giáo viên

Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 6 GV xây dựng kế hoạch tổ chức HĐVC chưa khoa học, hiệu quả, còn mang tính đối phó

2.51 0.506 6 4.00 0.688 1

7

GV chưa đảm bảo tổ chức đủ nội dung vai chơi, hành động chơi,... hợp lí

1.88 0.714 8 2.55 0.499 8

8

Phương tiện dạy học, đồ chơi chưa đủ, chất lượng chưa đạt yêu cầu

2.95 0.631 5 3.98 0.543 2

Điểm trung bình chung 3.44 3.10

Đối với CBQL : Từ kết quả khảo sát từ bảng 2.12 chúng tôi nhận thấy còn nhiều khó khăn ảnh hưởng tới công tác quản lí HĐVC cho trẻ MG với điểm trung bình chung = 3.44. Như số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên không đủ, số trẻ trong lớp đông. Tuy lớp MG đã phân bố đủ 2 GV/ lớp nhưng sỉ số trẻ trong mỗi lớp đông, GV khó đảm bảo chất lượng các hoạt động. Đó cũng là khó khăn lớn nhất được xếp hạng 1 mà chúng tôi ghi nhận được (4.34). Xếp hạng 2 với mức độ thể hiện còn nhiều khó khăn là: Một số GV còn chưa nắm rõ mục tiêu, nhiệm vụ, cách tổ chức HĐVC nhất là GV mới về trường (3.66) ; Cùng ở mức phân vân với số thứ hạng từ hạng 3 đến hạng 5 gồm các nội dung: “Trình độ, năng lực của giáo viên chưa đồng đều, giáo viên trẻ mới về trường còn thiếu kinh nghiệm, giáo viên nhảy trường” (3.39) ; “Nội dung chương trình chưa thực sự phù hợp, chậm thay đổi với lứa tuổi của trẻ” (3.34) ; “Phương tiện dạy học, đồ chơi chưa đủ, chất lượng chưa đạt yêu cầu” (2.95).

Những nội dung còn lại được cho là ít khó khăn theo thứ hạng từ hạng 6 đến

mang tính đối phó” (2.51) ; “Trẻ được nuông chiều, khó rèn vào nề nếp hoặc tuân thủ luật chơi” (2.39) ; “GV chưa đảm bảo tổ chức đủ nội dung vai chơi, hành động chơi,.... hợp lí” (1.88). Thực tế, chương trình GDMN được xây dựng chung cho toàn quốc, tất cả các vùng, miền. Trẻ em ở quận 12 là quận đang phát triển, có một số nội dung không thực sự phù hợp và mục tiêu cần đạt cao hơn so với nhu cầu tìm hiểu của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ được nuông chiều, khó rèn vào nề nếp hoặc tuân thủ luật chơi (TB= 2.39) cũng ảnh hưởng rất lớn tới HĐVC của trẻ MG. Qua trò chuyện với phụ huynh học sinh chúng tôi được biết: Do phụ huynh bận rộn không có thời gian chơi với trẻ, ở nhà cha mẹ cho sử dụng máy tính, ipad, điện thoại nhiều nên trẻ rất say mê các trò chơi điện tử và xem phim hoạt hình, mỗi lần phụ huynh yêu cầu trẻ thực hiện việc gì phải đưa điều kiện đáp ứng sở thích cho trẻ, trẻ mới thực hiện. BGH và GV cho rằng vì những lí do như trên, trẻ hình thành thói quen mặc cả, ra điều kiện mới làm và tới lớp không có nề nếp. Trẻ chỉ xem phim, chơi điện tử nên kĩ năng giao tiếp, khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt ý kiến cá nhân kém. Trong khi chơi, trẻ không có kĩ năng chơi theo đúng các vai chơi, trẻ thường chơi những trò chơi bạo lực như đánh nhau, bắn súng, siêu nhân Tình trạng nhảy trường, bỏ nghề còn cao. BGH, GV còn coi trọng hoạt động học, HĐVC chưa thực sự là HĐCĐ của trẻ, GV soạn kế hoạch HĐVC còn mang tính đối phó cũng là yếu tố khó khăn trong quản lí HĐVC cho trẻ MG

Đối với GV: GV cho rằng nội dung “GV xây dựng kế hoạch tổ chức HĐVC chưa khoa học, hiệu quả, còn mang tính đối phó” là yếu tố nhiều khó khăn nhất được GV đánh giá xếp hạng 1, điểm TB= 4.0, tiếp theo là nội dung “Phương tiện dạy học, đồ chơi chưa đủ, chất lượng chưa đạt yêu cầu” xếp hạng 2, TB= 3.98 và nội dung cũng được GV đánh giá còn nhiều khó khăn với thứ hạng 3, TB= 3.51 là “Trình độ, năng lực của giáo viên chưa đồng đều, giáo viên trẻ mới về trường còn thiếu kinh nghiệm, giáo viên nhảy trường”; nội dung “Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên không đủ.Số trẻ trong lớp đông” xếp hạng 4,TB= 3.45. Cũng như CBQL, GV cũng cho rằng nội dung “GV chưa đảm bảo tổ chức đủ nội dung vai chơi, hành động chơi,... hợp lí” là ít khó khăn ảnh hưởng đến HĐVC của trẻ MG (thứ hạng 8,

Trên đây là một số nhận định, đánh giá của chúng tôi về thực trạng và nguyên nhân thực trạng công tác quản lí HĐVC cho trẻ MG tại các trường MN công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở định hướng của lí luận của chương 1 và khảo sát thực trạng quản lí hoạt động tổ chức vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận 12. Quá trình phân tích số liệu thu được qua bảng hỏi và tổng hợp phỏng vấn các đối tượng có liên quan, chúng tôi nhận thấy hoạt động quản lí công tác tổ chức vui chơi cho trẻ mẫu giáo hiện nay về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu theo quy định của chương trình hiện hành. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung cần được xem xét cải tiến nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động này trong tương lai.

Trong chương 2, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số nội dung như: Thực trạng HĐVC của trẻ MG tại các trường MN; Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về vai trò của HĐVC với sự phát triển của trẻ; Nhận thức của CBQL, GV về trình tự thực hiện các khâu trong tổ chức HĐVC cho trẻ; Thực trạng quản lí mục tiêu, nhiệm vụ HĐVC; Thực trạng lập kế hoạch HĐVC; Thực trạng tổ chức, thực hiện HĐVC; Thực trạng kiểm tra, đánh giá GV thực hiện HĐVC; Thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ HĐVC cho trẻ và các điều kiện thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng tới công tác quản lí HĐVC. Qua khảo sát chúng tôi đã nhận thấy ở hầu hết các nội dung đều được đánh giá mức thực hiện thường xuyên và kết quả chỉ đạt khá. Mức độ thực hiện và kết quả thực hiện chưa thực sự phản ánh đúng thực trạng hiện nay về nguồn nhân lực của các trường (tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao) cũng như vị trí của hoạt vui chơi trong việc hình thành các phẩm chất tâm lí của trẻ.

Theo chúng tôi, để hoạt động này đạt được hiệu quả cao hơn cần có những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục một số nội dung chưa đạt hiệu quả cao như đã trình bày ở phần khảo sát thực trạng. Các biện pháp được đề xuất cũng như quy trình thực hiện biện pháp sẽ được trình bày cụ thể ở chương 3.

Chương 3.

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON

CÔNG LẬP QUẬN 12,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Xác lập các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Cơ sở pháp lí

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013) ; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dụcngày 25 tháng 11 năm 2009; Nghị quyết số 35/2009/QH12 của Quốc hội khóa XIIngày 19 tháng 6 năm 2009 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015; Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) và Chiến lược phát triển giáo dục 2010 – 2020 đã cho thấy những quan điểm chỉ đạo phát triển GDMN của nước ta.

Qua mục tiêu chung của GDMN trong chiến lược phát triển GD được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg phê duyệt: “Nâng cao chất lượng chăm sóc GD trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mỹ; mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp MG trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn; tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình”.

Căn cứ Quyết định số 149/2006/QĐ–TTg ngày 23 tháng 06 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án: “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015”. Quyết định số 239/QĐ- TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của thủ tướng chính phủ về: “Phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015. Nhà nước tiếp tục đầu tư phát triển GDMN; đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp GDMN”.

Căn cứ Chỉ thị số 20/2013/CT–UBND ngày 07 tháng 12 năm 2013 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các

trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ thị số 21/2014/CT-UBND ngày 27/08/2014của UBND thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2014 - 2015 tại thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào đặc điểm tâm lí của trẻ MG: “HĐVC là hoạt động chủ đạo của trẻ MG” (Đinh Văn Vang, 2009) và “tổ chức cho trẻ chơi là tổ chức cuộc sống cho trẻ” viết trong “Tổ chức hướng dẫn trẻ MG chơi” (Nguyễn Thị Ánh Tuyết et al.,2009).

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Căn cứ vào thực trạng HĐVC và quản lí HĐVC cho trẻ MG của BGH các trường MN công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh có những ưu điểm và hạn chế cùng những nguyên nhân khó khăn ảnh hưởng đến kết quả HĐVC như sau;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 96)