Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạchhoạt độngvui chơi chotrẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 78 - 81)

Thông qua bảng khảo sát chúng tôi tìm hiểu về thực trạng GV tổ chức HĐVC cho trẻ. Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng 2.7.

Bảng 2.7.Mức độ và kết quả thực hiện tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Stt Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiệu

Cán bộ

quản lí Giáo viên

Cán bộ

quản lí Giáo viên

Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn 1 Phổ biến kế hoạch thực hiện HĐVC đến GV và các bộ phận trong trường 3.88 0.640 3.90 0.666 3.63 0.581 3.55 0.606 2 Phân công và giao nhiệm vụ cho GV 4.15 0.691 4.16 0.639 3.59 0.805 3.57 0.636 3 Tổ chức triển khai kế hoạch HĐVC 4.37 0.488 3.92 0.711 3.78 0.613 3.41 0.693 4

Theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch 3.59 0.774 3.73 0.630 3.41 0.741 3.39 0.745 5 Thiết lập hồ sơ, sổ sách thực hiện HĐVC 4.12 0.714 3.98 0.673 3.22 0.822 3.25 0.790 6 Phối hợp với các bộ phận khác trong và ngoài nhà trường khi tổ chức HĐVC 3.22 0.791 3.25 0.739 3.20 0.901 3.14 0.795 Điểm trung bình chung 3.99 3.92 3.60 3.48

Đánh giá chung Thường xuyên Thường xuyên Khá Khá

Theo kết quả từ bảng 2.7, nhận thấy CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện tổ chức HĐVC mức thường xuyên; kết quả thực hiện tổ chức HĐVC cũng mức khá cụ thể:

Về mức độ thực hiện:

Đối với CBQL: Đa số các nội dung được đánh giá thực hiện rất thường xuyên, thường xuyên và ít thường xuyên. Trong đó nội dung đánh giá rất thường xuyên

là: “Tổ chức triển khai kế hoạch HĐVC” với điểm trung bình = 4.37. Các nội dung đánh giá ở mức thường xuyên với điểm số từ 3.59 đến 4.15 gồm: “Theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch”; “Phổ biến kế hoạch thực hiện HĐVC đến GV và các bộ phận trong trường”; “Thiết lập hồ sơ, sổ sách thực hiện HĐVC”; “Phân công và giao nhiệm vụ cho GV”. Nội dung còn lại “Phối hợp với các bộ phận khác trong và ngoài nhà trường khi tổ chức HĐVC” được cho là ít thường xuyên với số điểm trung bình 3.22.

Đối với GV: Đội ngũ GV cho rằng tất cả các nội dung đều được thực hiện thường xuyên và ít thường xuyên. Các nội dung GV đánh giá có mức độ thực hiện

thường xuyên với số điểm từ 3.73 đến 4.16 gồm các nội dung sau: “Theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch”; “Phổ biến kế hoạch thực hiện HĐVC đến GV và các bộ phận trong trường”; “Tổ chức triển khai kế hoạch HĐVC”; “Thiết lập hồ sơ, sổ sách thực hiện HĐVC”; “Phân công và giao nhiệm vụ cho GV”. Nội dung được đánh giá ít thường xuyên là nội dung: “Phối hợp với các bộ phận khác trong và ngoài nhà trường khi tổ chức HĐVC” với điểm trung bình = 3.25.

Về kết quả thực hiện:

Đối với CBQL: CBQL đánh giá nội dung thực hiện kết quả ở mức khá và trung bình. Những nội dung được đánh giá ở mức khá với số điểm trung bình từ

3.59 đến 3.78 gồm: “Phân công và giao nhiệm vụ cho GV”; “Phổ biến kế hoạch thực hiện HĐVC đến GV và các bộ phận trong trường”; “Tổ chức triển khai kế hoạch HĐVC”. Các nội dung được CBQL đánh giá ở mức trung bình gồm các nội dung: “Phối hợp với các bộ phận khác trong và ngoài nhà trường khi tổ chức HĐVC” với điểm trung bình = 3.20; “Thiết lập hồ sơ, sổ sách thực hiện HĐVC” với

điểm trung bình = 3.22; “Theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch” với điểm trung bình = 3.41. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động này chưa cao, cần có biện pháp quản lí để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đối với GV: GV cũng cho rằng những nội dung này chỉ đạt mức khá và trung bình. Nội dung được GV đánh giá khá nhất là “Phân công và giao nhiệm vụ cho GV” với số điểm trung bình 3.57. Nội dung được GV đánh giá khá tiếp theo là nội dung “Phổ biến kế hoạch thực hiện HĐVC đến GV và các bộ phận trong trường” với số điểm trung bình 3.55. Những nội dung còn lại được GV đánh giá chỉ ở mức

trung bình gồm các nội dung: “Phối hợp với các bộ phận khác trong và ngoài nhà trường khi tổ chức HĐVC” (= 3.14) ; “Thiết lập hồ sơ, sổ sách thực hiện HĐVC” (=

3.25) ; “Theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch” (= 3.39) ; “Tổ chức triển khai kế hoạch HĐVC”. Tương tự như CBQL; GV cũng đánh giá hiệu quả hoạt động này chưa cao, tất cả các nội dung chỉ đạt hiệu quả mức khá và trung bình.

Điều này hoàn toàn phù hợp và trùng khớp với những ý kiến trong biên bản phỏng vấn. BGH và GV đều cho rằng đồ dùng, đồ chơi được chuẩn bị tốt, đầy đủ là yếu tố quan trọng để thực hiện tốt HĐVC cho trẻ. Bên cạnh đó, sự hướng dẫn của GV cũng rất cần thiết. Nếu trẻ có đủ đồ dùng, đồ chơi theo nội dung chơi và có sự hướng dẫn của GV thì kỹ năng chơi của trẻ sẽ tốt, trẻ có cơ hội, điều kiện để sáng tạo trong khi chơi. Thực trạng việc tổ chức HĐVC mang tính hình thức, đảm bảo thời lượng hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao. Kết quả thực hiện HĐVC đáp ứng yêu cầu chương trình còn thấp do GV còn để trẻ chơi tự do chưa có sự hướng dẫn phù hợp hoặc trẻ phải chơi theo ý của cô.

Kết quả phỏng vấn nội dung này như sau:

Mã số phỏng vấn CBQL01 cho rằng “Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ hiện

nay tại các trường mầm non là hoạt động được ban giám hiệu rất quan tâm. Vì đây là công tác có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ nhiệm vụ dạy học trong năm của nhà trường.Tuy nhiên, quá trình triển khai kế hoạch còn gặp phải một số khó khăn sau đây: Sỉ số trẻ quá đông ảnh hưởng đến việc chia nhóm. Năng lực của giáo viên chưa đồng đều, giáo viên mới kinh nghiệm xử lí các tình huống phát sinh trong dạy học còn hạn chế. Không gian đảm bảo hoạt động cho trẻ chưa phù hợp. Đồ dùng đồ

chơi hỗ trợ hoạt động vui chơi cho trẻ còn hạn chế, xuống cấp không đáp ứng đầy đủ các tính năng. Những khó khăn nêu trên nhà trường đã nỗ lực khắc phục được một phần nhưng một số yếu tố khác cần có sự tham gia, hỗ trợ của các đơn vị chức năng khác”. Ý kiến phỏng vấn cho thấy việc đảm bảo cơ sở vật chất và năng lực của

giáo viên hiện nay là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến công tác triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt vui chơi cho trẻ.

Mã số phỏng vấn GV05 cho rằng “Công tác triển khai kế hoạch vui chơi hiện nay

ở trường còn một số bất cập như: Xây dựng kế hoạch chưa căn cứ vào thực trạng lớp học, cho nên khi triển khai thực hiện kế hoạch giáo viên phải linh động sắp xếp không gian lớp học để phù hợp với kế hoạch. Quá trình triển khai thực hiện không thường xuyên được hỗ trợ chuyên môn từ tổ trưởng và ban giám hiệu. Cho nên nhiều tình huống phát sinh giáo viên phải tự xử lí theo kinh nghiệm của cá nhân”. Ý kiến phỏng

vấn đã nêu lên thực trạng khá phổ biến hiện nay tại các trường. Khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, các bộ phận có liên quan chưa tham khảo đầy đủ ý kiến của giáo viên phụ trách mà dựa vào phân bổ chương trình và ý kiến chủ quan của nhà quản lí để lập kế hoạch. Cho nên, quá trình triển khai thực hiện gây khó khăn cho giáo viên và trẻ. Ngoài ra việc phân công người có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm kịp thời hỗ trợ giáo viên cũng chưa được quan tâm. Điều này cần phải được khắc phục có hiệu quả nhằm nâng cao hơn nữa công tác triển khai thực hiện các kế hoạch hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Qua kết quả khảo sát bảng 2.7 chúng tôi cho rằng thực trạng thực hiện kế hoạch vui chơi cho trẻ mẫu giáo hiện nay tại các trường mầm non trên địa bàn quận 12. Về mức độ thực hiện đạt kết quả thường xuyên trung bình chung 3.99 3.93.

về kết quả thực hiện đạt mức khá trung bình chung 3.603.48. Đây là kết quả nhận định của các các đối tượng khảo sát. Tuy nhiên, phỏng vấn một số nội dung có liên quan chúng tôi cho rằng cần xem xét lại một số khâu (đã nêu ở phần phỏng

vấn) của công tác triển khai thực hiện kế hoạch để hiệu quả của hoạt động này đạt

được cao hơn.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh​ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)