Nội dung quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 53 - 56)

học sinh ởcác trường trung học cơ sở

1.4.3.1. Quản lí hoạt động học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở

Hoạt động học tập của học sinh là một hoạt động ồn tại song song với hoạt động dạy của người thầy. Do vậy, quản lí hoạt động học tập của học sinh có vai trò hết sức quan trọng trong quy trình quản lí chất lượng dạy học. Các nội dung quản lí hoạt động học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực bao gồm:

+ Quản lí nề nếp, động cơ, thái độ học tập của học sinh: nề nếp học tập, kỹ luật học tập của học sinh là những quy định cụ thể về thái độ, hành vi ứng xử của người học sinh nhằm làm cho hoạt động học tập diễn ra có hiệu quả. Nề nếp, thái độ học tập của học sinh sẽ quyết định nhiều đến hiệu quả học tập, vì vậy người quản lí và giáo viên cần xây dựng nề nếp học tập sau đây:

- Phải xây dựng cho học sinh có nề nếp, động cơ học tập đúng đắn, chuyên cần, chăm chỉ, có nề nếp học bài và làm bài đầy đủ. Người giáo viên phải là người

giúp các em hướng tới những ước mơ, hoài bão, sống có lý tưởng, từ đó các em sẽ xác định cho mình động cơ, thái độ học tập đúng mực;

- Giúp học sinh có những thói quen nề nếp trong những hoạt động trong và ngoài nhà trường, những nơi sinh hoạt văn hóa…

- Có ý thức sử dụng bảo quản và chuẩn bị đồ dùng học tập;

- Có ý thức phấn đấu, tự tu dưỡng đạo đức lối sống, tự hoàn thiện mình. - Xây dựng được nề nếp về khen thưởng, kỷ luật, chấp hành kỷ cương, nề nếp, nội quy học tập cho học sinh.

+ Quản lí việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh: phương pháp học tập là yếu tố quyết định chất lượng học tập của người học, vì vậy việc quản lí, giáo dục phương pháp học tập cho học sinh cần phải đạt được các yêu cầu tối thiểu sau:

- Làm cho học sinh nắm được phương pháp, kỹ năng chung của hoạt động học tập, kỹ năng học tập phù hợp với từng bộ môn;

- Giúp học sinh có phương pháp học tập ở lớp; - Giúp học sinh có phương pháp tự học ở nhà.

1.4.3.2. Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở

Hoạt động dạy của thầy là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học. Quản lí hoạt động này bao gồm: quản lí phân công giảng dạy cho giáo viên, quản lí việc thực hiện chương trình dạy học, quản lí việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, quản lí giờ lên lớp của giáo viên, quản lí việc dự giờ và phân tích bài học sư phạm, quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

1.4.3.3. Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở

Để nâng cao chất lượng giáo dục thì khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học cần phải gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học, cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ. Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực gắn liền với

dạy học tích hợp liên môn, vì vậy trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cấn chú trọng khả năng vận dụng sang tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện cải thiện kết quả học tập của học sinh. Nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.

Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh là quá trình xem xét thực tiễn hoạt động của giáo viên, học sinh trong việc đổi mới nhằm phát huy những nhân tố tích cực động viên, khuyến khích cũng như phòng ngừa, phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời hướng tới mục tiêu đã đề ra.

Trước khi thực hiện đánh giá, hiệu trưởng cần xây dựng tiêu chí đánh giá, thang đo cụ thể phù hợp với mục tiêu đề ra và được công khai trước đó, tổ chức sơ kết, tổng kết và có khen thưởng, phê bình kịp thời. Các nội dung kiểm tra:

+ Kiểm tra toàn diện hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh của tổ chuyên môn;

+ Kiểm tra hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh của giáo viên;

+ Kiểm tra hoạt động học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực; + Kiểm tra CSVC, TBDH, tài chính.

Trong quá trình đánh giá HĐDH ở trường theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cần tăng cường sử dụng các phương pháp không truyền thống như: quan sát, đánh giá qua sản phẩm hoạt động của GV, HS, đánh giá thực hành, tự đánh giá và

đánh giá lẫn nhau. Đồng thời, kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá cuối kỳ, cuối năm.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện HĐDHtheo hướng tiếp cận năng lực của học sinh.

Khi tổ chức kiểm tra việc thực hiện HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cần chuẩn bị lực lượng, có sự phân cấp trong kiểm tra và có quy định rõ về chế độ kiểm tra.

1.4.3.4. Quản lí các điều kiện dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở

CSVC là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật được sử dụng để phục vụ cho HĐDH và giáo dục trong nhà trường;

Còn thiết bị dạy học là các dụng cụ mà GV và HS sử dụng trong quá trình dạy học. Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, hàng loạt thiết bị dạy học hiện đại đã ra đời. Nhờ các thiết bị dạy học này mà có thể đưa vào quá trình dạy học những nội dung diễn cảm, hứng thú; làm thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; tạo ra trong quá trình dạy học một nhịp độ, phong cách và trạng thái tâm lý mới cho cả người dạy cũng như người học.

Chỉ đạo đảm bảo CSVC - TB phục vụ HĐDH ở trường theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh đòi hỏi hiệu trưởng:

- Cử một Phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách công tác CSVC – Thiết bị (TB) dạy học;

- Có quy định cụ thể về sử dụng, bảo vệ CSVC của nhà trường;

- Phân công trách nhiệm cán bộ thiết bị phối hợp với tổ chuyên môn lập kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học một cách tối ưu, phục vụ hiệu quả HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh...

Các yếu tố về điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học tuy không trực tiếp làm thay đổi quá trình dạy học của thầy và nhận thức học tập của học sinh, song nó hết sức quan trọng vì chúng tạo điều kiện cho hoạt động dạy học đạt hiệu quả. Quản lí tốt các yếu tố này sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 53 - 56)