Hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 31 - 33)

trung học cơ sở

1.2.2.1. Hoạt động dạy học

Dạy học là hoạt động đặc biệt chỉ tồn tại trong xã hội loài người. Dạy học với tư cách là một hoạt động cơ bản, đặc thù trong quá trình giáo dục diễn ra trong thực tiễn đời sống với nhiều hình thức phong phú và đa dạng ở trong và ngoài nhà trường. Theo Nguyễn Ngọc Quang “Dạy học là hai mặt của một quá trình luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập vào nhau thông qua hoạt động cộng tác nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, góp phần hoàn thiện nhân cách”.

Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội. Đó là quá trình chuyển hóa năng lực lao động và các phẩm chất tâm lý khác của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể;

Mọi hoạt động của con người đều có tính mục đích. Con người hiểu được mục đích hoạt động của mình, từ đó mới định rõ chức năng, nhiệm vụ, động lực của hoạt động để đạt hiệu quả trong công việc;

Hồ Chủ Tịch từng nhắc lại một bài học của người xưa: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Dạy học là dạy người. Trong quan niệm của người Việt, người thầy được coi là một nhân tố góp phần quan trọng, quyết định sự nghiệp của con người. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”có ý nghĩa như vậy.

Theo quan điểm lý thuyết về hoạt động, A.N. Leontiev cho rằng hoạt động “là một tổ hợp các quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏa

mãn một nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể” (Phạm Anh Tuấn, 2008).

Chúng ta có thể hiểu hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con ngườì;

1.2.2.2. Hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học sinh THCS

Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp;

Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh về bản chất chỉ là cần và coi trọng thực hiện mục tiêu dạy học hiện tại ở mức độ cao hơn thông qua việc yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng một cách tự tin, hiệu quả và thích hợp trong hoàn cảnh phức hợp và có biến đổi, trong học tập cả trong nhà trường và ngoài nhà trường, trong đời sống thực tiễn”. Việc dạy học thay vì dừng ở hướng tới mục tiêu dạy học hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực ở học sinh thì còn hướng tới mục tiêu xa hơn, đó là trên cơ sở kiến thức, kỹ năng được hình thành, phát triễn khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với người học. Nói một cách khác, việc dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh về bản chất không thay thế mà chỉ mở rộng hoạt động dạy học hướng tới nội dung bằng cách tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinh được thực hiện các hoạt động vận dụng kiến thức, sử dụng kỹ năng và thể hiện thái độ của mình.

Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh nhằm phát huy tính tích cực học tập, tạo sự chủ động của người học và các điều kiện cho quá trình tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự định hướng, tổ chức, kích thích, điều

khiển của giáo viên nhằm giúp học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, hình thành năng lực, phẩm chất cá nhân. Đó là sự đổi mới mạnh mẽ dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.

Ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức cần tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy, thông thường qua một hoạt động học tập, học sinh sẽ được hình thành và phát triển không phải một loại năng lực mà là được hình thành đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành tố mà ta không cần tách biệt từng thành tố trong quá trình dạy học.

Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn, tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên-học sinh (GV – HS) theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)