Tổ chức khảo sát thực trạng 58 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 71)

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh, từ đó rút ra những mặt mạnh, những hạn chế trong công tác quản lí hoạt động dạy học để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất những biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Đề tài nghiên cứu thu thập số liệu ở 09 trường trung học cơ sở trong huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Thời gian nghiên cứu: từ năm học 2016 – 2017 cho đến nay.

(Số lượng đối tượng khảo sát): 09 trường Trung học cơ sở trong huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

STT Tên các trường THCS Số giáo viên Số CBQL Tổng số 01 THCS Thạnh Thới Thuận 28 2 30 02 THCS Thạnh Thới An 28 2 30 03 THCS Tài Văn 33 2 35 04 THCS Viên An 22 2 24 05 THCS Viên Bình 29 2 31 06 THCS Đại Ân 2 31 2 33 07 THCS TT LHT 45 2 47 08 THCS Liêu Tú 1 31 2 33 09 THCS xã LHT 33 2 35 Tổng cộng 280 18 298

2.2.3. Nội dung khảo sát

Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu và nội dung của công tác quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng:

- Thực trạng nhận của giáo viên về dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh;

- Thực trạng nhận của giáo viên về tầm quan trọng, sự cần thiết của dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường THCS hiện nay;

- Thực trạng nhận của giáo viên tình hình thực hiện HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường THCS hiện nay;

- Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực ở các trường THCS hiện nay;

- Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường THCS nơi thầy/cô đang công tác;

- Thực trạng nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường THCS nơi thầy/cô đang công tác;

- Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường THCS nơi thầy/cô đang công tác;

- Thực trạng tổ chức bộ máy quản lí hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực ở các trường THCS hiện nay;

- Thực trạng chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo CSVC – TB phục vụ hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường THCS nơi thầy/cô đang công tác;

- Thực trạng chỉ đạo xây dựng chính sách, tạo động lực thúc đẩy GV và HS phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường THCS nơi thầy/cô đang công tác;

- Thực trạng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường THCS nơi thầy/cô đang công tác;

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực ở các trường THCS hiện nay.

2.2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ: tìm hiểu hồ sơ, tài liệu về công tác quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường Trung học cơ sở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua;

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: thu thập các thông tin về thực trạng về công tác quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh của cán bộ quản lí nhà trường, quản lí hoạt động dạy của giáo viên, quản lí hoạt động học của học sinh, quản lí cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh thực hiện ở các trường Trung học cơ sở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng;

- Quy ước số liệu Khoảng trung bình

Đúng/tốt = trên 2.34

Phân vân/bình thường = từ 1.67 đến 2.33 Sai/chưa tốt = từ 1 đến 1.66

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên ở các trường THCS huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng về dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng về dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh, đã tiến hành khảo sát thông qua bảng hỏi (Phụ lục 1). Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.11 như sau:

Nhận thức của cán bộ quản lí (CBQL) và GV về HĐDH theo hướng TCNL có tác động rất lớn đến sự thành công của hình thức dạy học này. Dưới đây là khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL và GV về dạy học theo hướng TCNL.

Qua bảng số liệu khảo sát, có nhận xét như sau:

Bảng 2.11 là kết quả khảo sát hoạt động nhận thức của CBQL và GV về dạy học theo hướng TCNL. Căn cứ vào kết quả khảo sát của hai đối tượng CBQL và GV chúng ta thấy, các chỉ số thống kê đều tương đồng nhau. Một số mục có sự chênh

lệch về ĐTB nhưng sự khác biệt này không lớn vì các điểm số thu được vẫn cùng nằm trong cùng một khoảng chia điểm số. Độ lệch chuẩn của các nội dung khảo sát không cao chứng tỏ không có nhiều sự phân tán khi được hỏi về các nội dung. Khảo sát nhận được sự đồng tình cao nhất bảng là “Tập trung hoàn toàn vào đầu ra của HS” có ĐTB 2.75 và 2.77 cùng xếp hạng 1. Như vậy, nhận thức của các đối tượng được hỏi hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của nội dung dạy học. Nội dung có điểm số và thứ hạng thấp của bảng là “Coi trọngthực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS” có ĐTB 2.19 và 2.4 xếp hạng 6 và 5. Đây là nội dung nhận được sự đồng tình chưa đồng đều ở cả hai đối tượng khảo sát.

Bảng 2.11. Thực trạng nhận thức của giáo viên về dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh

Stt Nội dung

Cán bộ quản lí Giáo viên Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1

Thay thế tri thức, kỹ năng,

kỹ xão bằng năng lực 2.56 0.629 3 2.67 0.564 3 2 Chỉ chú trọng phát triển năng lực mà không chú trọng phát triển các yếu tố khác 2.44 0.512 5 2.37 0.484 6 3

Tập trung hoàn toàn vào

đầu ra của học sinh 2.75 0.447 1 2.77 0.423 1

4

Quan tâm đặc biệt đến tổ chức hoạt động học của HS 2.56 0.629 3 2.45 0.587 4 5 Coi trọng khâu thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS

2.19 0.655 6 2.4 0.658 5

6

Lấy sự phát triển năng lực học sinh làm mục tiêu của dạy học

2.75 0.577 1 2.76 0.527 2

Căn cứ vào kết quả khảo sát có thể thấy, đa số nhận thức của CB, GV đều nhận thức tốt về HĐDH theo hướng TCNL. Các nội dung khảo sát đều nhận được sự đồng tình cao. ĐTB chung của cả bảng khảo sát đều nằm ở mức chia khoảng “tốt”.

Kiểm nghiệm sự tương quan giữa hai đối tượng (Alpha Cronbach) 0.831 đạt mức cao, mức tương quan chặt chẽ.

Từ kết quả bảng 2.11 chúng tôi nhận thấy, hầu hết nhận thức của GV và CBQL về HĐDH theo hướng TCNL của HS đều ở mức tốt.

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường Trung học cơ sở

Quản lí mục tiêu dạy học là nhiệm vụ trọng tâm mà các nhà quản lí giáo dục phải chú ý. Kết quả khảo sát ở bảng 2.12 (Phụ lục 1) dưới đây cho thấy tầm quan trọng, sự cần thiết của dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường THCS hiện nay.

Bảng 2.12. Thực trạng nhận thức của GV về tầm quan trọng, sự cần thiết của dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của HS ở các trường THCS hiện nay

Stt

Nội dung

Cán bộ quản lí Giáo viên Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1 Nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh

2.06 0.854 2 2.09 0.849 1

2

Có tinh thần quyết tâm, đồng thuận, ủng hộ dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh

2.56 0.629 1 2.67 0.564 2

Trung bình chung 2.31 2.38 Khoảng trung bình Phân vân Tốt

- Đa số GV, CBQL các trường THCS nhận thức đúng đắn tầm quan trọng và sự cần thiết của dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh; có quyết tâm, đồng thuận, ủng hộ dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cao.

- Một bộ phận CBQL và GV trường THCS chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng và sự cần thiết của dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh; chưa có quyết tâm, đồng thuận, ủng hộ dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh.

Quản lí mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cần đáp ứng các mục đích sau đây:

- Đảm bảo cho hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực chung và năng lực chuyên biệt của học sinh.

Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh đòi hỏi cái đích cuối cùng cần đạt tới là phải hình thành được ở người học những năng lực chung và năng lực chuyên biệt, liên quan đến từng lĩnh vực giáo dục/môn học/hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà mọi học sinh đều cần có trong cuộc sống. Muốn đạt tới cái đích cuối cùng đó, đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lí để tất cả hoạt động diễn ra trong quá trình dạy học đều phục vụ cho sự phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.

- Tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh:

Ở mỗi học sinh đều chứa đựng một tiềm năng phát triển vô cùng to lớn mà ngay cả khoa học giáo dục hiện đại cũng chưa khám phá hết. Nhưng những tiềm năng này có được bộc lộ và phát triển đúng hướng hay không, lại tùy thuộc rất nhiều vào nội dung và phương pháp giáo dục của nhà trường. Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh được xem là con đường hiệu quả nhất giúp học sinh bộc lộ sớm tiềm năng của mình; đồng thời tạo điều kiện để các em phát triển hài hòa thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, để nội dung và phương pháp giáo dục nói chung, hoạt động dạy học trong nhà trường nói riêng làm tốt vai trò dẫn dắt sự phát triển của học sinh thì bản thân chúng phải được tổ chức, điều khiển một cách khoa học.

Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh thực chất là nhằm đáp ứng mục tiêu và chuẩn đầu ra. Bên cạnh các yêu cầu về phẩm chất, chuẩn đầu ra chú trọng các năng lực chung và năng lực chuyên biệt mà học sinh cần đạt được sau một giai đoạn học tập nhất định. Để hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của

học sinh thực hiện tốt mục tiêu và chuẩn đầu ra thì điều quan trọng là phải quản lí hiệu quả hoạt động này.

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường Trung học cơ sở

Nội dung quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh đã được tiến hành khảo sát thông qua bảng hỏi 2.13 (Phụ lục 1)

Bảng 2.13. Thực trạng nhận của giáo viên tình hình thực hiện HĐDH theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường THCS hiện nay

Stt Nội dung

Cán bộ quản lí Giáo viên

Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1 Xây dựng mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh 2.44 0.512 5 2.37 0.484 5 2 Lựa chọn và phát triển nội dung dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh 2.75 0.447 1 2.77 0.423 1 3 Sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh 2.56 0.629 3 2.45 0.587 4 4 Sử dụng hình thức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh 2.56 0.629 3 2.67 0.564 3

Stt Nội dung

Cán bộ quản lí Giáo viên

Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 5 Sử dụng phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng tiếp cận năng lực học sinh 2.44 0.512 5 2.37 0.484 5 6 Tạo dựng môi trường dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

2.75 0.447 1 2.77 0.423 1

Trung bình chung 2.58 2.57

Khoảng trung bình Tốt Tốt

Từ hoạt động dạy học theo định hướng nội dung sang hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh là một bước chuyển tạo nên sự đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo nói chung, Giáo dục phổ thông nói riêng. Bước chuyển này đòi hỏi giáo viên và cán bộ quản lí nhà trường phải thay đổi tư duy về hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học.

Để nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy của cán bộ quản lí và giáo viên về hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cần phải tiến hành các công việc như: tổ chức phổ biến, quán triệt cho cán bộ quản lí và giáo viên về chủ trương, ý nghĩa, sự cần thiết của dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh; Đưa dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh vào kế hoạch năm học của nhà trường, của từng tổ chuyên môn và từng giáo viên; Thống nhất quan điểm về dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực của học sinh; Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh

hoạt, thảo luận về dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực của học sinh; Chỉ đạo các bộ phận chức năng, các tổ chức trong nhà trường ý thức sẵn sàng phối hợp thực hiện dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực của học sinh …

- Lựa chọn và phát triển nội dung dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, tạo dựng môi trường dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh là hoạt động được đánh giá cao.

Hiện nay, hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh đã được triển khai ở các trường THCS nhưng vẫn dựa trên chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) hiện hành, chưa có chương trình GDPT mới. Vì thế, đòi hỏi các trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng phải tiến hành rà soát, điều chỉnh cấu trúc nội dung dạy học trong chương trình hiện hành và xây dựng kế hoạch giáo dục mới ở từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường;

Từ năm học 2013-2014, Bộ GD&ĐT đã triển khai thực hiện thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông. Các trường THCS cũng đã tiến hành cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn học trong chương trình hiện hành theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Đây chính là lý do giải thích tại sao, lựa chọn và phát triển nội dung dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh là hoạt động cũng được CBQL và GV các trường THCS đánh giá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng​ (Trang 71)